Tương quan lực lượng quân sự Trung Quốc - Nhật Bản

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Đồ họa dưới đây giúp độc giả hiểu hơn về tương quan lực lượng quân sự Trung Quốc – Nhật Bản cũng như quan hệ hợp tác quân sự giữa Nhật Bản và Mỹ.

Ngày 1/7 vừa qua, Nhật Bản đã chính thức bãi bỏ luật cấm quân đội tham chiến ở nước ngoài có hiệu lực từ năm 1945. Đây được cho là thay đổi lớn nhất trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản từ khi nước này thành lập lực lượng vũ trang thời hậu chiến cách đây đúng 60 năm, khiến Tokyo có nhiều lựa chọn quân sự hơn, đặc biệt là trợ giúp nước đồng minh bị tấn công.

Bước đi này cũng sẽ tạo điều kiện cho Nhật Bản đóng góp tích cực, chủ động hơn vào nền hòa bình và an ninh toàn cầu, cũng như củng cố khả năng phòng vệ của Lực lượng Phòng vệ (SDF) khi khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt những hiểm họa an ninh ngày càng lớn.

Việc thay đổi chính sách quốc phòng này của Nhật Bản vấp phải phản ứng mạnh của Trung Quốc, trong bối cảnh nước này ngày càng có những hành động hung hăng trong tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng.

Ngược lại, Nhật Bản chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của Mỹ cũng như các nước Đông Nam Á.

Lâu nay, Mỹ vẫn thúc giục Nhật Bản trở thành đối tác, đồng minh tương xứng hơn. Tokyo và Washington có kế hoạch sửa đổi hướng dẫn hợp tác quốc phòng song phương vào cuối năm nay để cụ thể hóa vai trò của SDF và quân đội Mỹ. 

Đồ họa dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về tương quan lực lượng quân sự Trung Quốc - Nhật Bản cũng như quan hệ hợp tác quân sự giữa Nhật Bản và Mỹ:

Tương quan lực lượng quân sự Trung Quốc - Nhật Bản ảnh 1
MỚI - NÓNG
Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau mới vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng, sau 4 năm mới san lấp mặt bằng, xây hàng rào, đường nội bộ Ảnh: Tân Lộc
Bài 17: Bệnh viện hơn 3.300 tỷ đồng 'bất động'
TP - Sau 4 năm, Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng thay vì đưa vào sử dụng như mục tiêu khi được duyệt, nay vẫn chưa thể khởi công. Tháng 7 vừa qua, chủ đầu tư chọn được nhà thầu nhưng phải hủy vì phát hiện sai sót.