Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sẽ tinh vi hơn

Một chiếc máy bay chiến đấu J-15 đang đậu trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Liêu Ninh (nguồn ảnh: Tân Hoa Xã).
Một chiếc máy bay chiến đấu J-15 đang đậu trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Liêu Ninh (nguồn ảnh: Tân Hoa Xã).
TPO - Trung Quốc đang xây dựng chiếc tàu sân bay thứ hai. Thiết kế cải tiến của nó sẽ cho phép con tàu mang theo nhiều máy bay chiến đấu hơn.

Hải quân Trung Quốc hiện có một tàu sân bay đang hoạt động, tuy nhiên họ vẫn đang xây dựng một tàu khác – sẽ lớn hơn và được trang bị các máy bay chiến đấu J-15 cùng với một số máy bay khác – hãng tin RIA Novosti trích dẫn lời của Yin Zhuo – Chủ tịch ủy ban tư vấn của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Phát biểu của ông Yin Zhuo được đưa ra một vài tháng sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc chính thức tuyên bố rằng việc xây dựng tàu sân bay thứ hai đã bắt đầu tại cảng Đại Liên. Thông tin này được các phương tiện truyền thống đưa ra trước đó nhưng chưa được các cơ quan chức năng xác nhận chính thức.

Theo ông Yin Zhuo, chiếc tàu sân bay mới này sẽ có thiết kế phức tạp hơn, cho phép nó mang thêm nhiều vũ khí, máy bay chiến đấu và nhiên liệu hơn, do đó nâng cao sức bền và khả năng tiến hành các hoạt động chiến đấu. 

Thêm vào đó, chiếc tàu sân bay này sẽ được trang bị một máy bay tuần tra, một máy bay săn ngầm và các trực thăng được thiết kế cho mục đích di tản.

Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sẽ tinh vi hơn ảnh 1 Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (nguồn ảnh: Tân Hoa Xã).
Chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh, nặng 55.000 tấn, đã được vận hành tại Ukraine (thời Liên Xô) vào năm 1988, sau đó được trang bị lại tại Trung Quốc trước khi đưa vào hoạt động vào tháng 9-2012. Hiện chiếc tàu đang nằm tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.
Theo Theo Sputnik News
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.