'Rồng' Trung Hoa đấu 'Samurai' Nhật Bản (P2)

'Rồng' Trung Hoa đấu 'Samurai' Nhật Bản (P2)
Thế trận phòng ngự kiểu Samurai

'Rồng' Trung Hoa đấu 'Samurai' Nhật Bản (P2)

> 'Rồng' Trung Hoa đấu 'Samurai' Nhật Bản: Ai thắng? (P1)

> Mỹ, Nhật 'chơi cờ' gì ở Biển Đông?

> Trung Quốc 'dằn mặt' Nhật vì chiến lược bao vây 

Thế trận phòng ngự kiểu Samurai

Từ góc nhìn quân sự, có thể thấy quần đảo Senkaku rất khó bảo vệ. Senkaku nằm ở phía Tay Nam của quần đảo Ryukyu, có khoảng cách gần với Đài Loan nhiều hơn là gần với Okinawa hoặc các hòn đảo khác của Nhật Bản. Phòng thủ Senkaku trên khoảng cách địa lý rộng lớn sẽ không đơn giản.

Điểm then chốt trong kế hoạch phòng ngự của JGSDF (lực lượng phòng vệ biển Nhật nằm ở khả năng chống đổ bộ bất cứ lực lượng nào của đối phương lên Senkaku. Có nghĩa là, tại thời điểm hiện tại, nhưng trên quần đảo Senkaku cần có một lực lượng, dù rất nhỏ đồn trú bí mật, xây dựng các công trình phòng ngự bí mật, các trạm quan sát, cảnh báo sớm và các vị trí sẵn sàng cho phòng ngự đảo, vũ khí khí tài phi sát thương nhằm vô hiệu hóa lực lượng đổ bộ ‘ngư dân” lên đảo.

Lực lượng phòng vệ biển Nhật trên Senkaky
Lực lượng phòng vệ biển Nhật trên Senkaku/Điếu Ngư.
 

Chiến thuật của PLA đã được định hình từ thời kỳ chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên, trải qua nhiều cuộc xung đột biên giới vẫn không có điểm nào thay đổi lớn, thể hiện rõ nhất vẫn là các cuộc xung đột tính từ năm 1974 đến 1988. Trung Quốc vẫn sẵn sàng sử dụng chiến thuật đại binh. Điểm yếu nhất của cuộc xung đột tương lai gần chính là khả năng đổ bộ lên quần đảo Senkaku dưới hình thức ngư dân hay lính thủy đánh bộ. Do đó, chiến thuật PLA sẽ thất bại nếu không tập trung được lực lượng tiên phong – đó là tập hợp đông đảo ngư dân trên biển lớn.

Tàu tuần duyên Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp
Tàu tuần duyên Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp.
 

Do đó, trường hợp thứ nhất: Để sẵn sàng vô hiệu hóa khả năng gây nổ cuộc xung đột, lực lượng tuần duyên Nhật cần phải tập trung một số lượng tàu tuần duyên đủ lớn, được trang bị các phương tiện tác chiến phi sát thương nhằm nhanh chóng giải quyết các cụm tàu đánh cá có số lượng lớn trên vùng biển hẹp, đẩy lùi và chia cắt các nhóm tàu đánh cá tập trung và tiếp cận quần đảo Senkaku.

Tuần duyên Nhật Bản đuổi ngư thuyền Trung Quốc bằng vòi rồng
Tuần duyên Nhật Bản đuổi ngư thuyền Trung Quốc bằng vòi rồng ở khu vực Senkaku.
 

Trường hợp thứ hai, khi lực lượng “ngư thuyền” quyết tâm khiêu khích bằng vũ lực (tấn công tàu tuần duyên, gây cháy nổ…với mục đích khiêu khích và có sự tham gia của các tàu hải giám, ngư trình, lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản phải có lực lượng chiến hạm phản ứng nhanh và lực lượng lính thủy đánh bộ đổ bộ đường không tốc độ cao, nhằm nhanh chóng tiếp cận vùng nóng và đổ bộ lên Senkaky, ngăn chặn khả năng đối phương sử dụng các tàu tuần tiễu, tàu đổ bổ đưa lực lượng lên chiếm quần đảo.

Đồng thời triển khai lực lượng phòng không trên, triểu khai các tổ hợp tên lửa chống tàu toàn bộ các tuyến đảo và đưa các tàu ngầm diesel điện cơ động phục kích trong khu vực quần đảo Senkaku với tầm hoạt động chiến thuật trên khoảng cách 12 hải lý. Sẵn sàng cho nhiệm vụ đổ bộ lên đảo Senkaku, JGSDF thành lập Cụm hải quân tác chiến cơ động nhanh, bao gồm một kỳ hạm Hyuga biên chế lực lượng phản ứng nhanh đổ bộ đường không với 11 máy bay trực thăng chiến đấu và đổ bộ, hai tàu khu trục lớp Kongo được trang bị tên lửa đánh chặn, 2 tàu Khu trục lớp Takanami trang bị tên lửa phòng không, 4 -6 tàu tuần tiễu hạng nhẹ lớp Hatsuyuki, 4 tàu ngầm diesel điện lớp lớp Soryu và lớp Oyashio.

Từ các sân bay gần, cụm hải quân tác chiến phản ứng nhanh sẽ được tăng cường theo biên chế một phi đoàn không quân từ 10 – 12 máy bay tiêm kích F 15 và F-4, máy bay tác chiến điện tử và chỉ huy trên không E-2C và E-767.

Sơ đồ tác chiến đường không của hệ thống phòng không Nhật Bản

Sơ  đồ tác chiến đường không của hệ thống phòng không Nhật Bản.  

Yểm trợ hỏa lực cho lực lượng Hải quân tác chiến phản ứng nhanh là hệ thống tên lửa phòng không Patriot – PAC 2 và 3, các hệ thống tên lửa hành trình chống hạm SSM-1 (Type-88) được bố trí trên các đảo Ryukyu gần với quần đảo Senkaku kết hợp với các trắc thủ và đài quan sát trên các đảo Senkaku.

Máy bay F-15 Nhật Bản
Máy bay F-15 Nhật Bản.
 

Thế mạnh của JGSDF là hệ thống tranh thiết bị tác chiến điện tử hiện đại, bao gồm các trang thiết bị cảnh giới, trinh sát và cảnh báo sớm, các phương tiện chỉ huy và tác chiến trên không, trên biển, đặc biệt là hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis tiên tiến nhất hiện nay trên các chiến hạm của Mỹ, ngoài ra, các máy bay trinh sát chống ngầm P-3 Orion của Nhật Bản cũng nằm trong hệ thống chống ngầm toàn cầu của Mỹ. Do đó, tính bí mật, bất ngờ của các tàu ngầm nguyên tử PLA hoàn toàn không còn hiệu lực. Với công nghệ tiên tiến, các tàu ngầm diesel – điện của Nhật Bản càng có ưu thế hơn về chống ngầm và chiến hạm nổi.

Với phương án phòng ngự tổng hợp đã nêu, có đủ khả năng để đối phó với bất cứ chiến thuật công kích nào của đối phương, bao gồm tình huống tấn công bằng cuộc tập kích ồ ạt của lực lượng PLA hoặc cuộc xung đột vũ trang, làm ngòi nổ cho cuộc xâm lăng hạn chế.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
 

Khi các lực lượng đổ bộ Nhật Bản đã triển khai được lực lượng phòng ngự và trận địa phòng ngự trực tiếp trên Senkaku chống lại một âm mưu xâm lược (sẽ được làm rõ bằng các “ngư dân’ bị chứng minh là quân nhân mặc thường phục”) thì bất cứ lực lượng nào, dù là không kích bao trùm toàn bộ quần đảo bằng tên lửa, bom có điều khiển hoặc thông thường cũng không thể nào đánh chiếm được đảo.

Tên lửa Patrion Nhật Bản
Tên lửa Patriot Nhật Bản.
 

Trong trường hợp PLA liều lĩnh công kích, các tên lửa đạn đạn, hành trình và máy bay của PLA sẽ phải chọc thủng hệ thống phòng không của các chiến hạm từ tầm xa, tên lửa phòng không mặt đất với các trang thiết bị công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay. Các chiến hạm của PLA sẽ phải chọc thủng tuyến phòng thủ bờ biển tầm xa từ trên không, trên đất liền và dưới biển.

Với khả năng đổ bộ đường không bằng máy bay trực thăng với lực lượng đồn trú sẵn sàng trên đảo và lực lượng tàu tuần duyên dày đặc, khả năng đưa được lực lượng – dù là “đặc nhiệm” sẽ vô cùng khó khăn. Và tổn thất thực sự sẽ vô cùng lớn, chỉ cần một tàu ngầm nguyên tử của PLA bị đánh chìm hoặc một khu trục hạm bị tiêu diệt, khí thế và sức mạnh của PLA sẽ vĩnh viễn chìm xuống biển sâu.

Cuộc chiến Senkaku – nếu xảy ra – thực tế cán cân lực lượng nghiêng nhiều về phía Nhật Bản ngay cả trong trường hợp Mỹ không tham chiến. Nhật Bản không cần thiết phải chiến thắng trong một trận hải chiến kinh điển, còn Trung Quốc bắt buộc phải dành thắng lợi – bẻ gãy lực lượng phòng ngự Nhật Bản và chiếm được Senkaku dù tổn thất có vô cùng lớn. Nhật Bản chỉ cần chứng minh Trung Quốc đã sử dụng lực lượng quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược, còn Trung Quốc buộc phải giữ một thế trận rộng khắp trên toàn bộ vùng Biển Đông, Biển Hoa Đông.

Với Nhật Bản, xung đột vũ trang trên biển có thể càng kéo dài càng có lợi, nhưng nếu binh lực của Trung Quốc tăng lên và thời gian vượt quá 1 ngày đêm thì xung đột vũ trang trên biển sẽ biến thành chiến tranh khu vực. Để bảo toàn lực lượng và giữ vị thế trên trường thế giới, Mỹ sẽ trực tiếp tham chiến theo với tư cách đồng minh trong chiến tranh tự vệ theo Hiệp ước liên minh phòng thủ.

Quân đội Nhật với các tàu sân bay trực thăng hoàn toàn có thể biến thành các tàu sân bay thực sự khi trang bị hiên bản F-35 cất/hạ cánh thẳng đứng đã đặt mua của Mỹ
Quân đội Nhật với các tàu sân bay trực thăng hoàn toàn có thể biến thành các tàu sân bay thực sự khi trang bị phiên bản F-35 cất/hạ cánh thẳng đứng đã đặt mua của Mỹ.

Nếu các nhà lãnh đạo của đất nước Mặt trời mọc nhận rõ được điều này, và các sĩ quan cao cấp của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiểu rõ được khả năng và tư duy chiến thuật của quân đội PLA, với việc bố trí lực lượng và phân bổ phương tiện tác chiến hợp lý. Senkaku sẽ là tử địa đối với PLA ngay cả trong điều kiện hiện nay.

Nếu so sánh cán cân lực lượng đơn thuần, thì lực lượng PLA thực sự có một sức mạnh vô cùng lớn, nhưng xét trên góc độ chiến thuật (cũng hy vọng các nhà lãnh đạo chính trị - quân sự đại lục sáng suốt nhận định) thì khả năng cho một sự thành công thực sự vô cùng nhỏ bé (đơn thuần chỉ là yếu tố ngư dân – bất ngờ).

Một kịch bản khác, kéo dài thời gian hơn một chút cũng có thể diễn ra, đó là tàu đánh cá và “ngư trường truyền thống” “hồng kỳ rực Biển Đông”, điều mà Trung Quốc với hơn năm mười nghìn tàu cá có thể được trang bị vũ trang cũng là lực lượng vũ trang trên biển thứ III. Được sự hỗ trợ của các tàu bán dân sự và lực lượng Hải quân PLA là một mối nguy hiểm tiềm tàng và vô cùng lợi hại cho chính sách thống trị Thái Bình Dương của Trung Quốc.

Giai đoạn hiện nay, lực lượng vũ trang thứ III đang được thử nghiệm dưới hình thức đánh bắt xa bờ, xâm phạm vào các ngư trường và các vùng nước có chủ quyền của các nước khác, bao gồm cả Senkaku, Cỏ Mây và các đảo khác. Không loại trừ khả năng, chính các tập đoàn “ngư dân” này đang tiến hành trinh sát vùng nước đồng thời chuẩn bị cho một cuộc xâm lấn toàn diện và biến vùng nước có chủ quyền của các nước khác thành các vùng tranh chấp, điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã thành công trong việc hiện diện lực lượng hải quân và đợi thời cơ xâm lược chủ quyền.

Trung Quốc đặt toàn bộ nền kinh tế và chính sách đối ngoại chính trị vào lực lượng hải quân tham vọng của mình. Tháng 12.2006, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố: “Trung Quốc cần xây dựng một lực lượng Hải quân nhân dân hùng mạnh” để bất cứ lúc nào cũng có thể sẵn sàng bảo vệ các tuyến đường giao thương trên biển của Trung Quốc, đặc biệt là các tuyến đường thương mại đi qua Ấn Độ Dương đến với nhưng nguồn cung cấp dầu mỏ và mang lại năng lượng cho sự phát triển kinh tế hiện nay trên lục địa, điều đó cần rất nhiều chiến hạm, máy bay và cơ sở vật chất đi cùng. Nếu Trung Quốc tổn thất nặng nề trong một cuộc chiến trên biển với Nhật Bản – dù là thắng lợi, đồng nghĩa với việc từ một con rồng hùng mạnh, Trung Quốc hoàn toàn có thể sẽ bắt đầu lại cuộc “Nam chinh Bắc chiến” nội bộ của thế kỷ 20.

Lời phát biểu của phát ngôn viên Hồng Lỗi về bãi Cỏ Mây (Trường sa) và lời tuyên bố của Phó tổng tham mưu trưởng PLA ông Thích Kiến Quốc đã chứng minh một điều rất rõ ràng, những tham vọng của Trung Quốc với Biển Đông và Biển Hoa Đông chỉ có tăng, không giảm, và kịch bản dành cho Senkaku có thể sẽ dành cho tất cả các hòn đảo lớn nhỏ trong vùng nước này.

Phòng ngự Senkaku cũng như phòng ngự bảo vệ biển đảo trong giai đoạn ngày nay không còn mang tính viễn tưởng và cũng không phải trường hợp bất khả thi. Dù Bắc Kinh có thể hiểu điều này và mọi phân tích nói trên chỉ nằm trong khuôn khổ bài báo, nhưng không có gì chắc chắn rằng, những kịch bản này sẽ chỉ được trình bày trong các bài phân tích. Và tất cả những nước đang nằm trong tranh chấp trên vùng nóng, cùng cần một kế hoạch chiến lược và một thế trận thành đồng bảo vệ biển đảo chủ quyền.

Trịnh Thái Bằng

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Tỉnh thành nào tăng trưởng kinh tế cao nhất nước?
Tỉnh thành nào tăng trưởng kinh tế cao nhất nước?
TPO - Trong 10 địa phương tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn cao nhất cả nước, nhóm 5 thành phố trực thuộc trung ương chỉ có Hải Phòng, TPHCM có bước cải thiện đáng kể khi vượt lên trên Hà Nội, trong khi Cần Thơ và Đà Nẵng ở nửa cuối.