Biển Đông là mối quan tâm chung của khu vực và giữa các nước

Biển Đông là mối quan tâm chung của khu vực và giữa các nước
Về vấn đề quốc tế hóa hay không vấn đề Biển Đông, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh khẳng định: Biển Đông là mối quan tâm chung và lợi ích chung của ASEAN và của tất cả các nước.

> Trung Quốc xuất bản trái phép bản đồ Tam Sa - Hoàng Sa của Việt Nam
> Tham vấn về Biển Đông: Việt Nam chờ thư mời chính thức của Philippines

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN chụp từ vệ tinh. Nguồn: Google Earth
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN chụp từ vệ tinh. Nguồn: Google Earth.

Nếu nói đến quốc tế hóa hay không quốc tế hóa vấn để Biển Đông để phủ nhận và nói rằng vấn đề Biển Đông và hòa bình ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là không thuộc quan tâm chung và lợi ích chung của các nước và khu vực là hoàn toàn không đúng.

Theo Thứ trưởng Phạm Quang Vinh, điểm nổi bật trong ứng xử Biển Đông trong năm qua cũng như nhiều năm gần đây là nhận thức chung cũng như lợi ích chung, quan tâm chung là hòa bình ổn định an ninh khu vực, đặc biệt là an ninh-an toàn hàng hải là vấn đề cực kỳ quan trọng của khu vực và của tất cả các nước và các nước đều mong muốn cùng chung tay đóng góp để đảm bảo mục tiêu này.

Thứ hai là người ta thừa nhận khu vực có những tranh chấp về lãnh thổ, có những đòi hỏi chồng lấn về chủ quyền để đảm bảo mục tiêu chung nói trên thì làm sao để quản lý để tranh chấp không leo thang gây căng thẳng, các nước đều nhất trí cao là tất cả các bên liên quan đều phải tuân thủ công ước quốc tế.

Riêng về tranh chấp lãnh thổ thì nếu là tranh chấp hai bên thì hai bên giải quyết, tranh chấp nhiều bên thì nhiều bên giải quyết, nhưng cần nằm trong mục tiêu chung là hòa bình, ổn định không xung đột và cần có sự hợp tác giữa các nước.

Biển Đông có những tuyến giao thương hàng hải liên quan đến lợi ích của tất cả các nước chứ không chỉ của riêng khu vực ASEAN và các nước có liên quan.

Trên phạm vi quốc tế, Công ước Luật biển đã được thông qua, giữa ASEAN và Trung Quốc có Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong nội bộ ASEAN có Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông, vì vậy trách nhiệm thực hiện Công ước Quốc tế về Luật biển là trách nhiệm chung của các nước.

Trách nhiệm thực hiện DOC hay tuyên bố kỷ niệm DOC thì ASEAN và Trung Quốc cần phải thực hiện, còn những trách nhiệm liên quan đến Nguyên tắc 6 điểm thì nội bộ ASEAN phải thực hiện.

Các nước bên ngoài muốn có hòa bình, ổn định thì phải ủng hộ, yêu cầu các bên liên quan thực hiện đúng các quy tắc, nguyên tắc đã thông qua, tuyên bố và cam kết.

Không ai kéo người khác vào để xung đột gia tăng hay làm bên này bên khác chống lại nhau, tất cả đều vì trách nhiệm chung, mối quan tâm chung là duy trì đảm bảo an ninh, an toàn và quyền thương mại tự do hàng hải.

Trong những năm gần đây, các nước đối tác rất quan tâm ASEAN và luôn ủng hộ ASEAN phát huy vai trò trung tâm của mình. Cần phải nhìn thấy hai mặt là trong bối cảnh các nước lớn hỗ trợ cho ASEAN nâng cao vai trò, nhưng mặt khác bản thân họ cũng có lợi.

Xác định đâu là lợi ích song trùng hay không song trùng của ASEAN với các nước lớn, của các nước lớn với nhau để giữ gìn lợi ích của ASEAN trong bối cảnh thúc đẩy hợp tác xây dựng của đối tác mà không rơi vào vị trí khó xử đòi hỏi ASEAN phải nỗ lực và đoàn kết.

Thời gian qua, ASEAN đã làm được điều đó, tuy rằng có không ít khó khăn, ASEAN đã cùng hướng tới xây dựng cộng đồng, duy trì vai trò trung tâm trong mối quan hệ tương tác và trong mối quan hệ ngày càng gắn kết với các nước lớn.

Chứng minh được thực sự là tổ chức có đóng góp rất tích cực về hòa bình ổn định hợp tác phát triển khu vực là một nhân tố không thể thiếu với các mục tiêu chung trong khu vực; tranh thủ tạo gắn kết lớn hơn và giữ vững nguyên tắc để không rơi vào bẫy cạnh tranh của các nước lớn, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhận định.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chậm trễ thi công trạm dừng nghỉ cao tốc, Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng'
Chậm trễ thi công trạm dừng nghỉ cao tốc, Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng'
TPO - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh yêu cầu giám đốc các ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng về tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ và chất lượng các dự án. Bộ GTVT sẽ xem xét và xử lý trách nhiệm các chủ thể tham gia dự án nếu có không hoàn thành nhiệm vụ.