Trung Quốc xây nhà máy lọc nước biển tại Hoàng Sa của Việt Nam

Cái gọi là thành phố Tam Sa được thành lập bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Xinhua)
Cái gọi là thành phố Tam Sa được thành lập bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Xinhua)
Ngày 10-11, Trung Quốc đã khởi công xây dựng nhà máy lọc nước biển trị giá 70 triệu Nhân dân tệ (11,2 triệu USD) tại cái gọi là thành phố Tam Sa mới được thành lập trái phép ở Biển Đông bao gồm các đảo thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

> Bốn tỉnh Trung Quốc sắp đưa tàu tuần tra ra Biển Đông

Cái gọi là thành phố Tam Sa được thành lập bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Xinhua)
Cái gọi là thành phố Tam Sa được thành lập bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.
(Ảnh: Xinhua).
 

Việc này được hãng tin Tân Hoa Xã cho biết nằm trong khuôn khổ một dự án nước sạch lớn hơn với tổng vốn đầu tư tới 210 triệu Nhân dân tệ (33,6 triệu USD), sẽ bao gồm cả một hệ thống lọc nước mưa.

Người phát ngôn Sở Kế hoạch kinh tế Tam Sa cho biết dự án trên, có khả năng xử lý 1.000 mét khối nước biển/ngày khi hoàn thiện vào tháng 12-2013, sẽ cấp nước cho người dân trên đảo Vĩnh Hưng (thực chất là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và các hòn đảo, bãi đá ngầm và tàu thuyền qua lại vùng biển kể trên.

Cái gọi là "thành phố Tam Sa" (đơn vị hành chính bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả Việt Nam) được Trung Quốc ngang nhiên thành lập vào tháng 7-2012, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.

Ngày 2-11, "thành phố Tam Sa" đã tổ chức gặp gỡ báo chí "nhân 100 ngày thành lập" và cho biết "chính quyền thành phố" này đang gấp rút đi vào xây dựng một loạt công trình như bến cảng, sân bay, cầu tàu, tàu chấp pháp, văn phòng hành chính...

Đây là một loạt các hành vi leo thang, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đơn vị hành chính thuộc quyền quản lý của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Theo Vietnam+

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế ở Gia Lai – Bình Định và Tây Nguyên phát triển mạnh

Kết nối rừng - biển khi sáp nhập tỉnh: Mở đường vươn ra biển lớn

TP - Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên kỳ vọng, phương án dự kiến sáp nhập tỉnh, thành theo hướng kết nối rừng - biển nếu thành hiện thực sẽ giúp các địa phương này tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, rộng đường để nông sản vươn ra biển lớn. Khi các tuyến cao tốc được đầu tư, vận hành sẽ thúc đẩy giao thương mạnh mẽ giữa các vùng, giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
Miền Bắc tiếp tục mưa, có nơi mưa to

Miền Bắc tiếp tục mưa, có nơi mưa to

TPO - Hôm nay (7/4), miền Bắc, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa, mưa to. Dự báo từ mai, trời giảm mưa, trưa chiều hửng nắng. Các nơi khác hôm nay ngày nắng, ít mưa, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng diện rộng.