Bầu cử Tổng thống Mỹ 2012: Hai tình huống ‘khó xử’

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2012: Hai tình huống ‘khó xử’
Thế bám đuổi sát nút giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đang đặt giới chuyên gia nước này trước lo ngại về khả năng xảy ra những kịch bản khó xử trong cuộc bầu cử ngày 6-11 tới.
Ông Obama và Romney đang so kè quyết liệt trong những ngày cuối cùng trước bầu cử
Ông Obama và Romney đang so kè quyết liệt trong những ngày cuối cùng trước bầu cử.

Trong các cuộc thăm dò mới nhất, đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn đang nhận được sự ủng hộ “nhỉnh” hơn so với đối thủ của đảng Cộng hòa Mitt Romney, song thế bám đuổi sát nút trong cuộc đua song mã vào tòa Bạch Ốc đang khiến nhiều nhà phân tích đau đầu.

Theo kết quả các cuộc thăm dò này, tại thời điểm chỉ còn 4 ngày nữa sẽ diễn ra cuộc bỏ phiếu, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Obama là 52-54%. Tương ứng với đó sẽ có 46-48% cử tri dành sự ủng hộ cho ông Romney.

Tuy nhiên, trong hầu hết các cuộc thăm dò, tỷ lệ sai lệch thường lên tới 1-2%. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ ủng hộ thực dành cho hai ứng cử viên rất có thể đang ở mức ngang ngửa 51% cho Obama và 49% cho Roney.

Thế dẫn điểm sát nút này đang đặt ra hai khả năng có thể xảy ra trong cuộc bầu cử tới. Thứ nhất là Tòa án Tối cao Mỹ sẽ phải “ra tay” can thiệp như trong cuộc bầu cử năm 2000 hoặc nước Mỹ sẽ chứng kiến một “bộ đôi” lãnh đạo gồm một người của đảng Dân chủ và một người của đảng Cộng hòa.

Tình huống thứ nhất

Theo hiến pháp Mỹ, ghế tổng thống không do cử tri bầu trực tiếp mà thông qua 538 phiếu đại cử tri, gồm 325 phiếu tương ứng với số ghế tại Hạ viện, 100 ghế Thượng viện và 3 suất ghế đặc biệt của thủ đô Washington.

Trong ngày bầu cử 6/11 tới, ứng cử viên nào giành được quá bán tối thiểu 270 phiếu đại cử tri sẽ trở thành người thắng cử. Tuy nhiên, theo nhận định của giới phân tích, trong bối cảnh hiện nay, không loại trừ khả năng hai ứng cử viên sẽ giành được số phiếu ngang bằng 269 – 269 phiếu.

“Tuy hiếm khi xảy ra nhưng không loại trừ khả năng hai ứng cử viên Tổng thống đều nhận được số phiếu đại cử tri ngang bằng nhau”, Giám đốc Chương trình Luật bầu cử của trường Đại học Ohio, ông Edward Foley, đánh giá.

Trên thực tế, tình huống hi hữu này đã từng xảy ra ít nhất một lần vào năm 1837. Khi ấy, chiểu theo Điều 12 trong hiến pháp Mỹ, Hạ viện Mỹ đã phải bỏ phiếu chọn Tổng thống còn Thượng viện thì bầu chọn Phó Tổng thống.

Nếu tình huống này được lặp lại vào kỳ bầu cử năm nay, nước Mỹ sẽ khó tránh khỏi kịch bản có một ekip lãnh đạo được chia đều cho cả hai đảng. Bởi hiện tại Hạ viện Mỹ đang do đảng Cộng hòa kiểm soát, trong khi Thượng viện Mỹ do đảng Dân chủ nắm giữ.

Nói cách khác, nếu hai ứng cử viên giành được số phiếu đại cử tri ngang nhau thì chiếc ghế quyền lực trong Nhà Trắng sẽ thuộc về ứng cử viên Romney, còn ông Obama hoặc rất có thể đương kim Tổng thống Joe Baiden sẽ trở thành Phó Tổng thống trong nhiệm kỳ mới.

Cặp đôi Romney – Obama hay Romney – Biden sẽ là đỉnh điểm của tính chất phức tạp trong luật bầu cử Mỹ.

Tình huống thứ hai

Một tình huống nhạy cảm thứ hai cũng đang được các nhà phân tích tính tới là trong hai ứng cử viên, một người sẽ nhận được nhiều phiếu đại cử tri hơn và người kia nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn.

Trường hợp này cũng đã từng xảy ra 4 lần trong lịch sử bầu cử Mỹ vào các năm 1824, 1876, 1888 và gần đây nhất là năm 2000.

Vào thời điểm năm 2000, ứng cử viên Al Gore của đảng Dân chủ giành được nhiều phiếu phổ thông hơn (100 phiếu) tại bang Florida, nhưng đối thủ của đảng Cộng hòa George W. Bush nhận được nhiều phiếu đại cử tri hơn. Tình huống này đã buộc Tòa án Tối cao Mỹ phải nhảy vào cuộc và kết quả là cơ quan tư pháp cao nhất nước đã quyết định phần thắng thuộc về đương kim Tổng thống Bush. Quyết định gây tranh cãi của Tòa án Tối cao Mỹ khiến cho xứ sở cờ hoa phải mất gần 7 tuần mới công bố được kết quả bầu cử chính thức.

Mối lo ngại của các chuyên gia được nhắc tới khi các kết quả thăm dò trong vài ngày gần đây đều cho thấy thế bám đuổi sát nút giữa hai ứng cử viên tại 12 bang dao động được xác định là nhân tố quyết định ghế tổng thống thứ 45 của Mỹ.

Kết quả thăm dò chung của CBS News/New York Times công bố ngày 2/11 cho thấy Ông Obama đang tạm dẫn với tỷ lệ cách biệt 1%-2% tại hơn một nửa bang dao động, trong khi đối thủ Romney lại dẫn với tỷ lệ chênh lệch tương tự tại các bang dao động còn lại trong đó có Florida, Bắc Carolina và Virginia.

Với thế trận này, cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2012 sẽ trở nên vô cùng gay cấn và hấp dẫn đến phút chót khi mà cả hai ứng cử viên sẽ phải tận dụng tối đa quỹ thời gian hiếm hoi 4 ngày còn lại để tiếp tục hâm nóng không khí vận động tại ít nhất 11 bang dao động quan trọng như Nevada, Colorado, Ohio, Virginia, Iowa, Wisconsin, New Hampshire, Florida, Michigan, North Carolina và Pennsylvania.

Theo Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tiền Phong Marathon 2025 - Đường chạy của tình yêu

Tiền Phong Marathon 2025 - Đường chạy của tình yêu

TPO - Nhà báo Phùng Công Sưởng – Tổng biên tập báo Tiền Phong, đồng Trưởng Ban tổ chức Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 nói rằng đây là giải đấu của đam mê, lòng yêu nước, tinh thần và niềm tự hào dân tộc. Quả đúng như vậy, khi hơn 7.000 vận động viên thể hiện tình yêu nồng nàn trên đường chạy Quảng Trị. 
Khánh Hòa đăng cai Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 67- năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 67- năm 2026

TPO - Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 bắt đầu từ ngày 28/3, với nhiều hoạt động giàu tính nhân văn: Dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9, Thành cổ Quảng Trị; Lễ thả hoa đăng bên dòng sông Thạch Hãn; Lễ Thượng cờ Tổ quốc ở Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải; Trao tặng nhà tình nghĩa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Nhà vô địch Tiền Phong Marathon 9 lần liên tiếp Nguyễn Thị Oanh nói gì sau khi nối dài kỷ lục?

Nhà vô địch Tiền Phong Marathon 9 lần liên tiếp Nguyễn Thị Oanh nói gì sau khi nối dài kỷ lục?

TPO - Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025) một lần nữa chứng kiến khoảnh khắc đăng quang của Nguyễn Thị Oanh. Cô gái vàng của điền kinh Việt Nam đã 9 lần lên ngôi ở cự ly 5km bất chấp điều kiện trời mưa, đường trơn và cả những đối thủ muốn tạo nên cú sốc. 
Tiền Phong Marathon 2025: Ngọc Hoa quá xuất sắc, Lê Thị Tuyết rời tốp ba

Tiền Phong Marathon 2025: Ngọc Hoa quá xuất sắc, Lê Thị Tuyết rời tốp ba

TPO - Tại Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025), một lần nữa Hoàng Thị Ngọc Hoa và Lê Thị Tuyết tiếp tục cạnh tranh trên đường đua full marathon. Tuy nhiên kết quả lại khá bất ngờ. Nếu như Ngọc Hoa xuất sắc đáng kinh ngạc, Lê Thị Tuyết thậm chí không thể nằm trong tốp ba đứng đầu. 
Tiền Phong Marathon 2025: Đỗ Quốc Luật nối dài kỷ lục, 11 lần vô địch liên tiếp

Tiền Phong Marathon 2025: Đỗ Quốc Luật nối dài kỷ lục, 11 lần vô địch liên tiếp

TPO - Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025) đã khởi đầu đầy sôi động, và Đỗ Quốc Luật, tượng đài của giải đấu tiếp tục duy trì chuỗi kỷ lục ấn tượng. Trở thành người đầu tiên cán đích trong ngày thi đấu, anh đã nâng kỷ lục ở cự ly 10km lên 11 lần vô địch liên tiếp. 
Tinh thần 'vượt nắng thắng mưa' trên đường chạy Tiền Phong Marathon

Tinh thần 'vượt nắng thắng mưa' trên đường chạy Tiền Phong Marathon

TPO - Cung đường chạy của Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 đi qua những địa hình đa dạng của thành phố Đông Hà. Những cây cầu, đập ngăn mặn, cầu đường sắt đan xen bên dòng sông Hiếu thơ mộng, cánh đồng lúa xanh mát, những con dốc uốn lượn, rừng cây phủ bóng mát trên con đường dẫn qua hồ Khe Mây hay song hành bên tuyến đường sắt với những chuyến tàu Bắc - Nam xuôi ngược là hành trình mà vận động viên sẽ trải nghiệm trên cung đường thi đấu đặc biệt này.