> Tổng thống Sarkozy bị chỉ trích vì giữ eo
Hai ngày trước khi diễn ra vòng một cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người sẽ giành được thắng lợi không phải là ông Sarkozy mà là đối thủ của ông - Chủ tịch đảng Xã hội Francois Hollande.
Nhằm giành được thêm điểm, ông Sarkozy trong một tháng gần đây đã tăng cường giọng điệu chống nhập cư, ủng hộ việc hạn chế làn sóng người nhập cư và cắt giảm phúc lợi xã hội. Nhưng đa số cử tri Pháp coi đó chỉ là mưu toan “lèo lái”.
Uy tín của ông sút giảm tới mức không loại trừ khả năng đến vòng hai, nhiều người Pháp sẽ bỏ phiếu theo nguyên tắc “Ai cũng được, miễn không phải là Sarkozy”.
Tình hình ấy khiến đảng Xã hội đối lập có lợi thế trong cuộc bầu cử lần này. Ứng viên Hollande là người mới trở thành lãnh tụ thật sự của đảng từ mùa xuân năm 2011, khi vụ bê bối tình dục đã khiến Dominique Stross-Kahn, Cựu Chủ tịch Quỹ Tiền tệ quốc tế và cũng là nhân vật có uy tín nhất trong đảng Xã hội, bị thân bại danh liệt.
Từ khi trở thành lãnh tụ đảng Xã hội và được đảng giới thiệu ra ứng cử Tổng thống, uy tín ông Hollande không ngừng tăng lên, tuy chậm nhưng chắc.
Theo các nhà phân tích, cương lĩnh tranh cử của hai ông Sarkozy và Hollande thực ra không khác nhau lắm, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Cả hai đều chủ trương giảm bớt thâm hụt ngân sách và nợ công.
Chỗ khác nhau là ở biện pháp thực hiện. Ông Sarkozy tự gọi mình là Tổng thống của “chính sách tiết kiệm khắc khổ” còn ông Hollande tự gọi mình là Tổng thống của “sự tăng trưởng kinh tế”.
Tuy nhiên, cũng theo nhận định của các nhà phân tích, cả hai ông đều không thể cân bằng được ngân sách vào cuối nhiệm kỳ sắp tới và nước Pháp vẫn sẽ đứng trước nguy cơ nạn thất nghiệp gia tăng và phải thi hành những chính sách kinh tế nghiệt ngã.
Nếu ông Hollande đắc cử, nước Pháp sẽ trở thành quốc gia lớn duy nhất ở châu Âu do phái tả cầm quyền.
Những quốc gia lớn khác ở châu Âu như Anh, Đức và Tây Ban Nha do phái bảo thủ lãnh đạo còn Italia do Liên minh trung hữu đứng đầu.
Ngọc Thoa
Theo Newsru.com