Nga lời to từ tiền bồi thường Mistral của Pháp

Nga lời to từ tiền bồi thường Mistral của Pháp
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết: Số tiền thanh toán mà Pháp phải bồi thường cho việc đình chỉ hợp đồng tàu sân bay trực thăng Mistral của Nga đã vượt quá 3 lần chi phí của con tàu.

“Nếu chúng tôi tính toán theo đồng rúp, các khoản tiền đó chúng tôi trả tiền và các khoản thanh toán bồi thường là gấp hơn 3 lần”.

Ông lưu ý: “Chúng tôi đã giải quyết được vấn đề với Mistral theo cách có lợi lớn cho chúng tôi. Các khoản thanh toán mà Pháp thực hiện rất cần thiết cho ngân sách; tuy nhiên, điều này làm giảm niềm tin trong mối quan hệ với Nga”.

Hợp đồng 1,12 tỷ Euro về việc đóng hai tàu sân bay trực thăng Mistral cho Hải quân Nga được ký kết vào tháng 6/2011. Theo hợp đồng, Nga dự kiến ​​sẽ nhận được chiếc đầu tiên, Vladivostok, vào mùa thu năm 2014. Tuy nhiên, Paris đã đình chỉ bàn giao các tàu cho Nga ở thời điểm lập trường của Moscow về vấn đề Ukraine quá cứng rắn.

Họ đã lên kế hoạch cho con tàu thứ hai với tên gọi là, Sevastopol và sẽ được bàn giao cho Nga trong nửa cuối năm 2015. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị đình chỉ như chiếc Mistral đầu tiên.

Sau một thời gian chờ đợi, Nga và Pháp vào đầu tháng 8 đạt được thỏa thuận chính thức hủy bỏ hợp đồng. Chính phủ Pháp cho biết trong một thông cáo sau đó: “Tổng thống Cộng hòa tin rằng sẽ không là khôn ngoan khi tăng cường mối đe dọa (ám chỉ Nga) và cung cấp hai tàu này” trong khi tình hình ở Ukraine đang căng thẳng.

Sau khi thỏa thuận hủy hợp đồng, đã có báo cáo rằng Pháp đã bán cả hai Mistrals cho Ai Cập. Họ trả khoảng 950 triệu Euro cho Nga để giải thể hợp đồng, với việc bồi thường bao gồm cả các khoản thanh toán trước của Nga trị giá gần 900 triệu Euro.

Nguồn tin cho biết “Điều này đã bao gồm tất cả chi phí duy trì của Nga”. Theo thỏa thuận này, Nga sẽ nhận tiền và thiết bị của mình lắp đặt trên các tàu này ra và sau đó Pháp có thể sử dụng các tàu theo quyết định riêng của mình.

Phương tiện truyền thông Pháp trước đó báo cáo rằng, Paris đã trả Nga 949 triệu Euro vì hợp đồng hủy bỏ Mistral và số tiền thanh toán tổng thể vượt quá 1 tỷ Euro.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.