Hải quân Mỹ tính trang bị Wi-fi cho tàu ngầm và tàu nổi

Hải quân Mỹ tính trang bị Wi-fi cho tàu ngầm và tàu nổi
TPO - Lãnh đạo Hải quân Mỹ dự định tiến hành một loạt các thay đổi trong việc bảo đảm cho tàu nổi và tàu ngầm, hướng tới nâng cao chất lượng điều kiện làm việc của thủy thủ đoàn.
Hải quân Mỹ tính trang bị Wi-fi cho tàu ngầm và tàu nổi ảnh 1

Trang tin quân sự Flot của Nga dẫn Defense News cho biết, trong khuôn khổ chương trình giảm thiểu những phiền nhiễu trong công tác quản trị (RAD - Reducing Administration Distractions), Hải quân Mỹ lên kế hoạch trang bị cho tất cả các tàu ngầm và tàu nổi các modul vô tuyến hoạt động theo chuẩn Wi-fi và tích hợp chúng vào hệ thống liên lạc máy tính thế hệ mới.

Trong khuôn khổ thực hiện chương trình này, các điểm truy cập không dây sẽ được thiết lập trên các tàu để có thể cho phép kết nối nhiều thiết bị kỹ thuật hơn, bao gồm máy tính xách tay và máy tính bảng. Dự đoán, việc truy cập Internet theo chuẩn Wi-fi sẽ được sử dụng, phần lớn là để giải quyết công việc.

Cùng với đó, quân nhân cũng có khả năng sử dụng nó vào mục đích cá nhân trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, số lượng các thiết bị được kết nối sẽ bị hạn chế.

Việc trang bị liên lạc không dây cho phép tăng cường hoạt động của các hệ thống điện tử, nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện và các công việc, thậm chí bảo đảm cho kênh thông tin cá nhân giữa các thủy thủ với gia đình được ổn định hơn.

Hiện các chuyên gia đang nghiên cứu để giảm thiểu việc tiếp cận không được phép có thể đối với mạng không dây của tàu ở khoảng cách xa. Các modul liên lạc không dây Wi-fi đã được lắp đặt trên tàu khu trục McCampbell. Hiện tại, chúng còn được trang bị cho một loạt các tàu: 07 tàu khu trục, 02 tàu sân bay và 01 tàu đổ bộ đa năng.

Các modul Wi-fi sẽ được xây dựng thành hệ thống tích hợp truy cập các dịch vụ tàu theo chương trình hợp nhất và hiện đại hóa các tàu biển của Hải quân Mỹ (CANES - Consolidated Afloat Network and Enterprise Services). Tới năm 2021, hệ thống này sẽ được trang bị cho hơn 190 tàu nổi, tàu ngầm và các sở chỉ huy của Hải quân Mỹ.

Việc sử dụng hệ thống liên lạc không dây theo chuẩn Wi-fi tạo thuận lợi cho quá trình bảo dưỡng tàu cũng như huấn luyện thủy thủ. Trong thời gian rảnh rỗi, thủy thủ đoàn có thể tải, đọc các loại sách điện tử, báo chí thuộc thư viện của tàu.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn có thể xây dựng cơ sở dữ liệu chứa các thông tin mở về Hải quân Mỹ cũng như các chương trình huấn luyện. Tương tự như điển bách khoa Wikipedia thì dự án này sẽ có tên là SailorWiki.

Các nhà phân tích cho rằng, khả năng Hải quân Mỹ sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu theo hai tầng: Phần chủ yếu được xây dựng từ những dữ liệu mở về Hải quân Mỹ và sẽ được tự do truy cập; còn những tài liệu có chứa các thông tin mật thì sẽ chỉ được truy cập trong chế độ được bảo vệ. Lãnh đạo Hải quân Mỹ đánh giá dự án theo chiều hướng tích cực song cũng nhấn mạnh rằng chưa thể rõ khi nào dự án sẽ được đi vào hoạt động.

Liên lạc không dây thậm chí có thể giảm đáng kể thời gian trong việc chỉ huy hoạt động bảo dưỡng tàu - một việc lấy đi nhiều thời gian nhất của họ. Dự đoán, việc giải quyết vấn đề này sẽ nhờ sự trợ giúp của các máy tính bảng. Có thể hãng Apple của Mỹ sẽ sản xuất một loại máy tính bảng, Ipad chuẩn để sử dụng cho mục đích này.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng các máy tính xách tay sẽ ảnh hưởng tích cực trước hết đối với quá trình huấn luyện các thủy thủ. Với sự trợ giúp của các mạng không dây, người ta có thể xem được các video huấn luyện, cho phép làm quen với việc huấn luyện cũng như các hoạt động khác trong một khoảng thời gian eo hẹp hơn.

Cùng với việc ứng dụng mạng không dây, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn trong bảo vệ thông tin cho các thiết bị được kết nối vào mạng nội bộ của tàu. Phần lớn các máy tính xách tay, cả Ipad sẽ có các camera và microphone gắn kèm theo để người ta có thể bí mật kiểm soát việc sử dụng các thiết bị tại các khoang của tàu.

Quế Sơn
Theo Flot

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.