'Lá chắn thép' nào trấn giữ Biển Đông? (kỳ II)

'Lá chắn thép' nào trấn giữ Biển Đông? (kỳ II)
TPO - Cụm chiến hạm phòng không cơ động sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng tác chiến trên vùng nước biển Đông. Kẻ địch sẽ không dễ dàng sử dụng một đòn tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.

'Lá chắn thép' nào trấn giữ Biển Đông? (kỳ II)

> 'Bảo bối' nào gác trời Biển Đông?

> Su-30MK2 Việt Nam và 'Ruồi trâu' nhắm đâu chết đó

> Su-35 sẽ giúp Trung Quốc bá chủ không phận Đông Á 

TPO - Cụm chiến hạm phòng không cơ động sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng tác chiến trên vùng nước biển Đông. Kẻ địch sẽ không dễ dàng sử dụng một đòn tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.

Trong điều kiện tác chiến trên chiến trường biển Đông, với tư duy xây dựng hệ thống phòng không theo các thê đội đã nêu (tầm xa, tầm trung, tầm gần và cận gần), các chiến hạm không những cần có khả năng tác chiến trong đội hình của Cụm phòng không cơ động, mà còn phải có khả năng phòng thủ tên lửa độc lập và đột phá phản kích hạm đội đối phương với tốc độ cao. Đồng thời còn phải thực hiện nhiệm vụ phòng ngự bảo vệ hải đảo, quần đảo và ven biển.

Trên cơ sở các hạm tàu đã có trong biên chế, một trong những lựa chọn quan trọng của hệ thống phòng ngự biển khơi là nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của trang thiết bị, đồng thời vẫn giữ được những tính năng kỹ chiến thuật vốn có. Trong các giải pháp có thể lựa chọn, bao gồm đóng mới, nâng cấp động bộ trang thiết bị và module hóa vũ khí trang bị, giải pháp tối ưu nhất là lắp đặt các module vũ khí phòng không và nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực phòng không, đồng bộ hóa với kỳ hạm, chiến hạm phòng không của Cụm chiến hạm phòng không cơ động.

Lực lượng phòng không ven biển và phòng không hải đảo trải qua nhiều năm xây dựng, với kinh nghiệm tác chiến đường không, được trang bị các hệ thống phòng không hiện đại và tương đối hiện đại ngày nay, hoàn toàn có thể đẩy lùi các đòn tập kích đường không bằng máy bay cường kích hoặc tiêm kích mang tên lửa, tuyến phòng ngự chống tên lửa hành trình, tên lửa chống tàu thuộc nhiệm vụ của các lớp tàu tầu biển, khinh hạm mang tên lửa và và các hộ tống hạm khác. Việc nâng cấp khả năng phòng không bằng các tổ hợp tên lửa – súng phòng không tự động tốc độ cao sẽ tăng cường năng lực tác chiến của các chiến hạm hạng nhẹ này.

Các tổ hợp tên lửa – súng tự động có thể được lắp đặt trên các chiến hạm cũ hơn, như chiến hạm chống ngầm lớp Petya II , pháo hạm Petya III, BPS-500, các lớp tàu Tarantul và xuồng phóng lôi, tàu pháo hạng nhẹ. Các tổ hợp này sẽ tăng cường khả năng phòng không chống tên lửa của các hạm tàu, đồng thời cũng tăng cường khả năng tác chiến chống hải tặc, cướp biển và lực lượng đổ bộ đường biển, đường không. Tính theo khả năng thực tế, các chiến hạm thế hệ trước có thể được lắp đặt dựa theo lượng giãn nước, thay thế các tổ hợp pháo phòng không 37 mm đã không phù hợp bằng các hệ thống "Pantsir-S1" và "Palma".

Tổ hợp tên lửa - pháo Pantsir-S1

Tổ hợp phòng không "Pantsir-S1" là tổ hợp vũ khí vũ khí phòng không tầm gần và tầm cận gần. Mục đích của tổ hợp là tuyến phòng không cuối cùng của hệ thống phòng không đa thê đội, được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, có diện tích phản xạ hiệu dụng nhỏ (tên lửa hành trình, máy bay không người lái….)."Pantsir-S1" có thể tác chiến trong điều kiện phức tạp về môi trường khí hậu và trong điều kiện nhiễu xạ nặng của chiến trường.

'Lá chắn thép' nào trấn giữ Biển Đông? (kỳ II) ảnh 1
 

Tổ hợp bao gồm có: 8 đến 12 ống phóng tên lửa phòng không 57E6-Е, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp ở độ cao từ 5 m đến 15000 m trên tầm xa từ 1,2 km đến 20 km, tốc độ của mục tiêu có thể đạt đến 1M. Súng phòng không tự động 2 nòng 2А38М cỡ nòng 30 cho tốc độ bắn đạt 5000 phát/ phút, tầm bắn từ 0.2 - 4 km, tầm cao mục tiêu từ 0 – 3000m. Hệ thống điều khiển hỏa lực hoàn toàn tự động, giảm thiểu đến mức tối đa thời gian trong gian đoạn phòng không ở tầm cận gần. Tổ hợp được trang bị radar mảng pha loại 1РС1-1Е, 1РС2 có tầm xa phát hiện mục tiêu có độ phản xạ hiệu dụng là 2m2 ở khoảng cách đến 36 km, theo dõi và bám mục tiêu ở khoảng cách 30m.

Ngoài ra tổ hợp còn có hệ thống trinh sát mục tiêu quang – điện tử có tầm quan sát đến 18km, có khả năng theo dõi, bám mục tiêu và điều khiển hỏa lực. Hệ thống điều khiển hỏa lực của "Pantsir-S1" có khả năng hoạt động trong hệ thống được đồng bộ hóa, trao đổi thông tin và chỉ thị mục tiêu. Tên lửa của tổ hợp có khả năng tiêu diệt được các mục tiêu như tên lửa hành trình Tomahawk, bom có điều khiển AGM-65 Maverick hoặc AGM-114 Hellfire), các loại bom có chỉ thị mục tiêu laser và tên lửa hành trình có tốc độ bay đến 1.000m/s, độ phản xạ hiệu dụng 0,1 – 0,2 m2 ở khoảng cách xa đến 18 km, xác suất tiêu diệt mục tiêu không thấp hơn 70%.

Tổ hợp phòng không tầm gần Palma

Đây là tổ hợp vũ khí phòng không tầm gần được lắp đặt trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9. Một tổ hợp vũ khí phòng không năng động, có hiệu quả cao trong tác chiến phòng không tầm gần.

'Lá chắn thép' nào trấn giữ Biển Đông? (kỳ II) ảnh 2
 

Tổ hợp phòng không module Palma là tổ hợp vũ khí tự động gồm có 2 súng tự động 30 mm АО-18КD (GS-6-30КD) với đường đạn căng và tốc độ bắn rất cao, 10.000 phát/ phút. Sơ tốc đầu đạn đạt 940 m/s đạn nổ thường và 1100 m/s đạn xuyên giáp lõi vonfram – niken- thép. Đồng thời có khả năng sử dụng đạn vạch đường. Súng có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong khoảng cách từ 200 m đến 3.000 m. Cơ số đạn biên chế là 1.500 viên đạn, có đủ khả năng chống lại các đòn tấn côn của 4-6 tên lửa chống hạm với giãn cách 1 tên lửa là từ 3-4s, tên lửa đến cùng một hướng. Đây là thời gian mà tổ hợp súng phòng không chuyển hướng từ mục tiêu này sang mục tiêu khác.

Tổ hợp 3Р89 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực vũ khí là thiết bị quang – điện tử đa kênh “ Sar”, chế độ hoạt động ngày đêm, có khả năng chống nhiếu cao. Thiết bị điều khiển hỏa lực có khả năng đồng bộ hóa và tiếp nhận thông tin từ các radar chỉ thị mục tiêu của chiến hạm. Sar bao gồm có :
- đài video – quang điện tử với tổ hợp sensor 752 х 582 cảm biến và các kênh quang ảnh nhiệt,
- Thiết bị đo xa laser.
- Các kênh laser dẫn tên lửa

Vũ khí phòng không tầm gần của Palma là các tên lửa phòng không "Sosna-R" bao gồm hai block với 8 tên lửa có đầu tự dẫn 9М337 (tín hiệu radar giai đoạn đầu và tự dẫn laser giai đoạn cuối). Tốc độ của tên lửa là 1.200 m/s, tốc độ mục tiêu tối đa là 700 m/s. Tầm xa hiệu quả của tên lửa là từ 1.300 m đến 10.000 m, tầm cao xạ kích từ 2m đến 5.000m. Hệ thống điều khiển tên lửa có thể tiếp nhận tín hiệu chỉ thị mục tiêu của radar chiến hạm và hệ thống radar trinh sát, cảnh báo sớm và chỉ thị mục tiêu của hải đoàn.

'Lá chắn thép' cơ động trên biển

Căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ và tính năng kỹ chiến thuật, đồng thời căn cứ vào thiết kế thân tầu, các chiến hạm mang tên lửa chống tàu lớp Tarantul có thể được lắp đặt tăng cường hệ thống Palma, các chiến hạm lớp cũ hơn, có lượng giãn nước từ 500 tấn và được trang bị pháo phòng không 37 mm, có thể được thay thế bằng tổ hợp "Pantsir-S1". Với giải pháp thay thế module, các chiến hạm có thể thực hiện nhiệm vụ độc lập như chống ngầm, tuần biển, tổ chức các trận địa phòng ngự ở các khu vực có nhiều đảo nhỏ, hoặc được biên chế trong Cụm chiến hạm phòng không cơ động. Với nhiệm vụ thê đội phòng ngư tầm gần và cận gần.

'Lá chắn thép' nào trấn giữ Biển Đông? (kỳ II) ảnh 3
 

Như vậy, theo phân tích đã nêu. Cụm chiến hạm phòng ngự cơ động sẽ bao gồm: 1 – 2 chiến hạm dự án 20380 mang hỗn hợp tên lửa tầm xa và tầm trung Redut, tổ hợp này sẽ tạo ra ô phòng ngự tầm xa có bán kính trinh sát lên đến 150 km, bán kính tấn công các mục tiêu trên không là 120 km, 50 km tầm trung. Hỏa lực phòng không tầm gần và cận gần (chống tên lửa hành trình và các phương tiện bay tầm thấp từ 5m so với mặt nước biển trở lên sẽ do các tổ hợp tên lửa súng phòng không "Pantsir-S1" và Palma, súng tự động AK 630 có trong biên chế đảm nhiệm.

Với tầm bắn của tên lửa tầm xa và tầm trung, các máy bay chiến đấu của đối phương sẽ rất khó bay vào vùng phóng tên lửa hiệu quả, đồng thời có khả năng tiêu diệt được những tên lửa diệt hạm lớn bay ở giai đoạn đầu tiên ở độ cao hơn 1 km với độ phản xạ hiệu dụng lớn hơn 2m2

Việc tăng cường các tổ hợp hỗn hợp tên lửa – súng tự động sẽ tạo một lưới lửa dày đặc bao gồm tên lửa và súng phòng không tự động, đảm bảo khả năng liên kết phối hợp tiêu diệt các tên lửa hành trình tầm thấp. Đây cũng là kinh nghiệm tác chiến Phòng không Việt Nam trong những năm chiến tranh, một nửa số máy bay bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc là do hệ thống pháo phòng không các cỡ nòng tiêu diệt do lưới lửa dày đặc tầm thấp.

Việc triển khai các tổ hợp module súng tên lửa tự động cũng tạo điều kiện tối ưu cho các phương tiện tác chiến như tàu phóng ngư lôi, khinh hạm tên lửa có điều kiện ngăn chặn đợt tập kích tên lửa của đối phương, đồng thời có thể nhanh chóng đột kích tốc độ cao vào đội hình chiến đấu của đối phương ở tầm phóng ngư lôi và tên lửa hiệu quả.

Hệ thống ô – lá chắn phòng không còn tạo lên một vùng chiến thuật an toàn cho hoạt động chiến đấu của các tàu ngầm diesel trong tình huống hiệp đồng chiến đấu binh chủng hợp thành. Kẻ thù nguy hiểm nhất của tàu ngầm là máy bay chống ngầm. Với hệ thống tên lửa tầm xa đến 120 km bán kính, các tàu ngầm disel có thể tổ chức một phòng tuyến chống ngầm hiệu quả bằng tàu ngầm, máy bay trực thăng chống ngầm và tàu chống ngầm trên khoảng cách 40 – 50 km so với đội hình phòng ngự, và từ khu vực cơ động an toàn này, có thể tấn công tiêu diệt địch bằng tên lửa Club–S diệt hạm.

Soái hạm cỡ 5.000 tấn, tại sao không?

Trên phân tích và đánh giá thực lực các lực lượng hải quân trên biển Đông, tổ chức Cụm chiến hạm phòng không cơ động sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng tác chiến trên vùng nước Biển Đông trong điều kiện tác chiến bằng vũ khí thông thường. Các Cụm CVBG sẽ không dễ dàng sử dụng một đòn tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu để công kích các chiến hạm hạng nhẹ hoạt động ven bờ được. Đồng thời cụm chiến hạm phòng ngự cơ động sẽ là lá chắn vững chắc cho nhiệm vụ bảo vệ hải đảo, quần đảo trên hướng tấn công chính, cũng như sẵn sàng bảo vệ các khu vực ven bờ, những vùng có thể bị tập kích tầm xa bằng các loại tên lửa hành trình như Tomahawk.

Ngoài nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, Cụm chiến hạm phòng không cơ động với máy bay trực thăng trên boong tầu có thể tham gia chống cướp biển, bảo vệ các tuyến đường vận tải huyết mạch trên biển, bảo vệ các cơ sở kinh tế trên Biển Đông.

Thực tế nền công nghiệp quốc phòng đã có đủ khả năng đóng các chiến hạm có lượng giãn nước đến 5.000 tấn, sẽ không là vấn đề kỹ thuật nếu như chúng ta có các chiến hạm phòng không tên lửa lớp 20380 được trang bị tên lửa tầm xa và tầm trung. Chắc chắn trong tương lai gần, những cụm tàu hải quân hiện đại sẽ là bức thành đồng vững chắc trên biển đảo quê hương.

Trịnh Thái Bằng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Vì sao nhiều nơi ở Nha Trang ngập nặng?
Vì sao nhiều nơi ở Nha Trang ngập nặng?
TPO - Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN - PTDS) Khánh Hòa cho biết, tình trạng ngập lụt vùng hạ du, nhất là tại các xã vùng ven TP Nha Trang trong những năm qua ngày càng tăng cả về thời gian lẫn phạm vi ngập.