USS Independence của Hải quân Mỹ. |
Tờ Want Daily của Trung Quốc ngày 26-11 cho biết, ban đầu chỉ có một tàu như vậy được lên kế hoạch sản xuất, nhưng Hải quân Mỹ đã yêu cầu Quốc hội cho phép đóng thêm 10 tàu khác.
Theo đó, tổng cộng có 12 tàu tham gia lực lượng Hải quân Mỹ và thêm 12 tàu tuần tra lớp Freedom đã được lên kế hoạch.
Với thiết kế vỏ 3 thân, lớp tàu tuần duyên mới sẽ được thiết kế dựa trên loại tàu USS Independence có thể đạt tới tốc độ 50 hải lý/giờ và tầm hoạt động xa 10.000 hải lý của Hải quân Mỹ.
Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản ngày 27-11 cũng loan tin, Bộ Quốc phòng nước này sẽ chi ra khoảng 2,24 tỷ USD để hợp tác phát triển tàu tuần duyên bờ biển mới cùng với Hải quân Mỹ.
Mô hình tàu tuần duyên 3 thân của Nhật Bản. |
Dự án này sẽ được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cùng với đối tác General Dynamics - nhà thiết kế ra lớp chiến hạm tuần duyên USS Independence cho Hải quân Mỹ.
Theo kế hoạch, các tàu tuần duyên mới sẽ được đưa vào phục vụ trong lực lượng phòng thủ bờ biển Nhật Bản vào năm 2035. Tuy nhiên, số lượng tàu tuần duyên lớp này sẽ được đóng cho cung cấp chưa được tiết lộ.
Căn thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo đột nhiên leo thang sau khi trong tháng 9-2012, chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo mà họ gọi là Senkaku mà cũng được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.
Ngay cả Đài Loan cũng đưa ra một yêu sách của họ đối với quần đảo đá không có người ở này, bởi vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được tin là có một trữ lượng tài nguyên lớn.
Chính phủ Nhật Bản tỏ ra điềm tĩnh trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, dựa trên nguyên tắc đối thoại, nhưng một bình luận từ tờ Nohon Keizai Shimbun ở Tokyo đã nhấm mạnh về mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản. "Chỉ thông qua sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật Bản mới có thể làm cho Trung Quốc phải nhượng bộ trên vùng lãnh thổ của họ", tờ báo nói.