Thư kí hiệu trưởng trường quốc tế chỉ học hết lớp 9: Tự học như một lối thoát

Nguyễn Yến Nhi
Nguyễn Yến Nhi
TPO - Học tại trường Tiểu học Thực nghiệm đến lớp 3, lớp 4 học một trường dân lập, lên cấp 2 học tại trường Olympia school và cấp 3 định thi vào trường Chuyên Lê Quý Đôn nhưng chưa học xong lớp 9- cô gái 15 tuổi Nguyễn Yến Nhi (Hà Đông, Hà Nội) lại chọn tự học ở nhà với lí do đơn giản: ở trường có những điều khiến em không hài lòng và thấy lãng phí thời gian.

Tiền Phong Online đã có cuộc trò chuyện với Nguyễn Yến Nhi, cô gái từ chối môi trường học đường mà cô coi là chán và tự học ở nhà.

Hiện cô vừa là cô giáo đứng lớp, đặc biệt, là thư kí của Hiệu trưởng người nước ngoài của trường Quốc tế IQ School.

Họ thấy em lạ lùng

Chào Yến Nhi, có phải em chán học ở trường nên quyết định tự học ở nhà?

-Em nghĩ kể cả đi làm hay làm trẻ ở nhà nhiều sẽ chán. Nên việc đi học, ở môi trường đó quá lâu đã làm em chán. Tuy nhiên, trường học vẫn  là một môi trường tốt, dạy em nhiều điều.  Những năm học cấp 2 của em không lãng phí, nhưng cũng có cái khiến em không hài lòng.

Em may mắn được gia đình định hướng có một hướng đi này. Em nhìn nó như một lối thoát.  Em cảm thấy mình phù hợp và bước ra.

Vì sao lớp 9 em quyết định tự học ở nhà cấp 3?

-Ngay từ năm lớp 9 được nhà trường hối thúc thi lớp 10, em không làm được điều đấy vì điểm thi của em không cao so với các bạn trường công lập. Em cảm thấy bị ép buộc. Trong môi trường quốc tế mình 3 năm phát triển bình thường, năm cuối em như bị shock văn hóa mình chưa sẵn sàng. Lúc đó em được gia đình tác động và thôi thúc.  Em đã ôn thi như mọi người và có phương án dự phòng khác. Em nghĩ phương án dự phòng chuẩn và em đi theo nó.

Em định thi vào cấp 3 công lập là để cho có thôi vì em tự nói với bản thân em không học cấp 3 ở Việt Nam đâu.

Điều gì ở nhà trường khiến em không thích?

- Em học ở trường quá lâu và có những vấn đề ủ mãi, ủ mãi không giải quyết được. ví dụ, các bạn học, các bạn có quá nhiều cơ hội và thời cơ nhưng học sinh Việt Nam thụ động nên họ bỏ nhiều cái. Đó là cái lãng phí mà em thấy.

Tự học ở nhà em có thấy hơn ở trường không?

-Em tiếp xúc với một nền giáo dục hiện đại, tân tiến hơn, mọi thứ rộng mở hơn và mình có cơ hội học hỏi nhiều thứ và mình sử dùng cái mình học hỏi truyền đạt cho người khác một cách thích nhất.

Sau khi dừng việc học ở trường, bạn bè có nói gì với em không?

- Các bạn em ở trường quốc tế không quá bất ngờ, bất ngờ là người ở ngoài. Họ thấy em lạ lùng.

Thư kí hiệu trưởng trường quốc tế chỉ học hết lớp 9: Tự học như một lối thoát ảnh 1

Homeschool cho em là chính mình

Homeschool cho em những gì?

- Em là chính mình và cho em phát huy rất nhiều thứ.

Khi quyết định dừng việc học em có phải đắn đo nhiều không?

-Em được bố mẹ tác động nên em chỉ có nhiệm vụ trả lời thôi. Đó là cái may mắn, được họ tạo cảm hứng cho mình. Em nói với bố mẹ là con tìm được trường học online bên Mỹ rồi. Được cái, bất cứ làm việc gì cả em kinh doanh thì bố mẹ em cứ bảo em làm đi. Đó là câu em mong muốn nhiều cha mẹ Việt Nam có thể nói với con cái từ đó mình biết cách tìm con đường của chính mình.

Em có lời khuyên gì cho các bạn muốn tự học ở nhà?

-Các bạn muốn tự học là khá khó, vì còn phụ thuộc vào điều kiện gia đình. Điều đầu tiên em thấy các bạn tự chủ động trong cuộc sống của mình, tự tìm cái mới và truyền đạt đến gia đình của các bạn ấy theo cách thường xuyên. Bởi nếu các bạn bằng tuổi em, em nghĩ các bạn khó thuyết phục được bố mẹ.

“Bố mẹ ơi con muốn học ở nhà “, “Không! con làm gì có đủ khả năng , thân con chưa lo xong, con nghĩ gì vậy”. Em đã nói chuyện và nhiều bạn em được nhận trả lời như vậy. Phụ huynh hãy để con cái quyết định mọi thứ khi thấy phù hợp và sẵn sàng, không thể lúc nào ở bên con và chăm sóc từng thứ một.

Bố mẹ em có nhắc nhở em trong học tập không?

-Từ năm lớp 1, cả quãng đời đi học của em chưa bao giờ bố mẹ em nhắc em làm bài tập một lần nào.

Quyết định học ở nhà có là quyết định điên rồ?

-Em không nghĩ nó là điên rồ. Nó xứng đáng gọi là muộn thứ quý giá. Nó đến với em không biết trước. Đó là quyết định đắt giá bởi vì không có nó em không được như bây giò. Có nó, em lĩnh hội được nhiều thứ.

Hàng ngày em thường làm gì?

Em học buổi sáng, làm buổi chiều, tối về vẫn quây quần với gia đình chơi với em và dạy các em học. 8-10h tối nào em cũng quay lại cơ quan, Một mình em ngồi học hoặc làm việc. Thời gian còn lại học những gì mình muốn.

Hiện tại em đang học những gì?

-Ngoài học theo chương trình của trường bên Mỹ thì em đang học sâu hơn về nhiếp ảnh phim và đàm Accodion. Về sở thích các môn khác em tự mua sách về đọc. Môn em cần gia sư duy nhất là để học về đàn Accodion.

Đàn em vẫn học hàng ngày, em giành một tiếng học nó. Vì sao em học môn ấy, em thấy nó khó, nó đẹp và thu hút mình. Mình tìm hiểu về nó và bắt đầu đi cùng nó như kiểu mình đang yêu.

Em đang yêu?

Em đang yêu nhiều thứ.

Thư kí hiệu trưởng trường quốc tế chỉ học hết lớp 9: Tự học như một lối thoát ảnh 2 Nguyễn Yến Nhi với sở thích nhiếp ảnh

Học tiếng Anh từ khi 3 tuổi, tự học thêm 6-7 ngoại ngữ khác

Em biết nhiều ngoại ngữ không?

-Nếu để nói thuần thục và bài bản thì tiếng anh.  Còn các tiếng khác như tiếng Nhật, Hindu, Pháp và một vài tiếng khác thì em đọc được, hát được. Những ngoại ngữ hấp dẫn em thường qua con đường âm nhạc.

Có 6-7 ngoại ngữ hấp dẫn  em. Em thường tự học.

Em được học ngoại ngữ từ lúc 3 tuổi và có thấy mình may mắn?

-Được học ngoại ngữ từ sớm là một may mắn, nó như một mầm ý.  Nhưng từ cấp 1, cấp 2 chưa thực sự được nảy mầm do môi trường học. khi em thay đổi môi trường là tự học phải thích ứng nó và có động lực hơn.  Từ đấy,  kĩ năng tốt hơn hẳn.

Em thích nhiều thứ vậy thì môn nào em thích nhất?

-Môn nào em cũng thích hết vì bản thân em biết rất nhiều thứ và mỗi thứ biết một ít. Ví dụ, em thích nhân chủng học và tâm lí học, đấy là cái em theo đuổi. Em đọc sách, tự viết, đọc bài trên forum, nghe bố nói.

Trường học online ở bên Mỹ là do em hay bố mẹ chọn?

-Bố em là người giỏi nhưng được đào tạo môi trường Việt Nam nên anh ngữ không tốt. Bố em nói cho em, em chủ động lên mạng tìm. Học phí bố mẹ giúp đỡ. Em có học bổng 45%.

Em chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng những khóa học này?

-Để xin học bổng, em  chuẩn bị từ sớm. Từ năm 11 tuổi em đã có công việc đầu tiên rồi, bản thân mình biết mình cần gì, muốn gì. Các bạn khác thi IESLT, GPA có điểm cao ngất ngưởng, thực sự em không làm được điều đấy. Tư duy hàn lâm của em không tốt. Vì thế, năm 11 tuổi em đã tìm hiểu và học những kĩ năng khác. Khi đi sâu vào kĩ năng ấy, em đưa vào CV, nộp vào nhà trường và họ thấy phù hợp và cho mình học bổng này.

Em thấy kĩ năng nào của mình nổi trội?

-Kĩ năng nói truyện, thuyết trình, giảng dạy. kĩ năng đọc sách,…

Ngoài ra, hiểu biết về nhiếp ảnh, hội họa, thiết kế, cảm âm nhạc cụ. Khi mà cho em vào một dàn nhạc bán chuyên nghiệp thì em có thể đánh được.

Em thi cuộc thi nào tầm quốc tế chưa?

-Em dự thi canon maraton, là cuộc thi nhiếp ảnh mà nhiều người biết, mỗi năm tổ chức trên nhiều quốc gia trên thế giới, có khoảng 3.000-5.000 người tham gia hàng năm.

Em có nhận được giải gì không?

Hai năm liên tiếp em được giải, nghe hâm lắm.  Giải người chụp ảnh nhỏ tuổi nhất, khi đó em 13 và 14 tuổi, trong 5.000 người em là người nhỏ tuổi nhất.

Em thích nhiếp ảnh từ khi nào và giờ vẫn thích nhiếp ảnh?

- Khi bố em cầm cái máy ảnh trên tay khi em còn bé, nó kích thích em và em nghĩ nó hay ho. Em bước chân vào học nhiếp ảnh 5 năm rồi và em thấy được cái đẹp trong đó khi phản ánh hiện thực và ghi lại khoảnh khắc. Ghi lại vẻ đẹp của những khoảnh khắc không ai cũng nhận thấy.

Em chụp hơn 10.000 tấm ảnh và không thể nhớ. Em chụp rất rất nhiều, tùy vào trường phái, 5 năm và mỗi năm thay đổi nhiều thứ.

Hiện tại muốn gì và sau này làm công việc gì?

-Em muốn nhiều thứ, ham muốn của con người là tột bậc. Ngành nghề là em muốn thành người tạo cảm hứng cho mọi người.

Em muốn trở  thành một nhiếp ảnh gia, ca sĩ, họa sĩ hay nhà giáo dục, nhà nhà tâm lí.

-Thời điểm này, đối chiếu con người em thì nghề liên quan đến ngành tâm lí, một nhà tâm lý, nhà giáo dục là em sẽ đi lâu dài cùng nó. Nó không cho mình tiền vẫn đi lâu dài vì em còn nghề tay trái và nhiều thứ khác.

Em tự tin khả năng sinh tồn của mình và tin vào chính bản thân

Em thấy có đủ thời gian để làm hết công việc mình yêu thích không?

-Em không bắt buộc phải làm tất cả mọi thứ trong 24h. Nó như kiểu mình yêu ấy, mỗi lúc em giành thời gian một chút.

Sẵn sàng nói “không”

Em có muốn quay lại học ở trường không?

-Em không. Bởi vì em chọn phương pháp này như một lối thoát cho bản thân sau khi mình đã được tồn tại trong cái đó quá lâu.T hực sự mình quay lại là một người hướng dẫn, một tình nguyện viên thì sẵn sàng nhưng để quay lại hòa đồng với môi trường và con người như thế thì em sẵn sàng nói không.

Nếu không học tại nhà em sẽ đi du học chứ?

-Bố mẹ em cho em du học bất kì lúc nào nếu em tìm được học bổng. Em không dám tự đi trên đồng tiền của bố mẹ em, vì còn các em em nữa.

Việc học ở nhà giúp em thấy thoải mái?

-Quan điểm sống của em là khổ hạnh nên không có gì là sung sướng. Cho nên cái làm cho mình thoải mái trong tinh thần có lẽ là mình chủ động và biết mình cùng làm gì, phải thế nào và 90% hoạt động trong ngày  em phải suy nghĩ cân nhắc.

Em thích âm nhạc, thể thao, có cái gì hay thì em thích. Trước có trồng cây, có khu vườn cây nhưng giờ đã chuyển nhượng cho người khác. Em yêu động vật nhưng để chăm sóc nó thì chưa.

MỚI - NÓNG