Đối thoại của GS Ngô Bảo Châu với GS Mỹ

Đối thoại của GS Ngô Bảo Châu với GS Mỹ
TP - Tạp chí The Mathematical Intelligencer (Mỹ) số ra gần đây đăng bài phỏng vấn GS Ngô Bảo Châu của tác giả Neal Koblitz, một giáo sư Toán ở ĐH Washington, đề cập nhiều nội dung thú vị liên quan tới giáo dục, đào tạo và nghiên cứu toán học ở Việt Nam.

> Giáo sư Ngô Bảo Châu - Người không hoàn hảo
> GS Ngô Bảo Châu giao lưu với học sinh - sinh viên TPHCM
> Làm khoa học không được cả nể

Theo nội dung bản dịch tiếng Việt của bạn Dung Nguyen đăng trên Dam Thanh Son’s blog, GS Ngô Bảo Châu cho rằng: Một trong những khó khăn cho toán học và khoa học cơ bản ở Việt Nam là nghiên cứu và đào tạo đang là hai hoạt động độc lập và được quản lý bởi hai bộ khác nhau.

Ngoài ra bài phỏng vấn có một đoạn khá dài trao đổi về vấn đề thi cử ở Việt Nam.

Tác giả Neal Koblitz bày tỏ sự băn khoăn về xu hướng trọng lý thuyết, xa rời ứng dụng trong dạy toán ở ta: “Trường phổ thông ở Việt Nam dạy toán thuần túy học ở trình độ cao, nhưng nội dung xa rời so với thực tế cuộc sống. Do đó giới trẻ rất giỏi toán học lý thuyết.

Ví dụ, Việt Nam thường đạt kết quả tốt tại các kỳ thi Olympic Toán Quốc tế- anh cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của năm 1988 và 1989. Nhưng mặt khác, Việt Nam không tham gia cuộc thi Toán học Mô phỏng (ngược lại Trung Quốc có rất nhiều đội tuyển thành công ở cuộc thi này). Cần làm gì để lớp trẻ nắm được toán học tốt hơn ở những lĩnh vực liên quan đến các ứng dụng trong cuộc sống”.

Chia sẻ của GS Ngô Bảo Châu cho thấy anh cũng đồng ý với nhận định này: “Thực tế là còn rất nhiều việc phải làm để toán học không chỉ được xem như công cụ tuyển chọn mà còn là con đường để tìm hiểu thế giới. Chúng tôi vẫn còn phải học hỏi nhiều từ những nước khác trước khi xây dựng những đề án ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ xem xét làm thế nào để những kế hoạch toán học cho nước nhà đạt hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng thành lập “Quỹ khuyến học”, nó cũng là một phần của dự án”.

Phần cuối của câu chuyện, tác giả bài phỏng vấn cùng nhân vật của mình trao đổi thêm một số nội dung xung quanh vấn đề tạo điều kiện cho phụ nữ nghiên cứu khoa học, làm thế nào để khích lệ tốt hơn giới trẻ đi theo con đường nghiên cứu khoa học...

Điều làm nên sự thú vị cho bài phỏng vấn không chỉ bởi những nội dung được nói đến mà bởi người thực hiện. Trên blog của mình, Đàm Thanh Sơn, một giáo sư quốc tế về vật lý lý thuyết nổi tiếng người Việt ở ĐH Washington bình luận: “Tôi thấy nó không đơn thuần là một cuộc phỏng vấn, mà có thể coi là một cuộc đối thoại giữa hai nhà khoa học có nhiều gắn bó với Việt Nam”.

Tác giả bài phỏng vấn, Neal Koblitz là một nhà khoa học quốc tế được đông đảo giới nghiên cứu khoa học ở Việt Nam biết đến. Ông là giáo sư của trường ĐH Washington, có khá nhiều công trình về Lý thuyết số và Mật mã học hiện đại.

Ngoài ra, ông còn được biết đến rộng rãi qua những hoạt động thúc đẩy khoa học và ủng hộ quyền bình đẳng nữ giới.

Ông đã cùng vợ (Tiến sĩ Ann Hibner Koblitz, Giáo sư nghiên cứu Phụ nữ và Giới trường đại học Arizona, Mỹ) sáng lập giải thưởng Kovalevskaia cho các nhà toán học nữ ở Việt Nam và một số nước thứ ba.

> Xem những bài viết liên quan đến GS Ngô Bảo Châu trên Tiền Phong Online

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.