Tinh xảo nhà cổ quan hàng Bát phẩm triều Nguyễn

Tinh xảo nhà cổ quan hàng Bát phẩm triều Nguyễn
TPO – Với nét chạm trổ tinh xảo, ngôi nhà hơn 200 năm ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được UNESCO công nhận là một trong mười ngôi nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam.

>Tuyệt tác kiến trúc đầu đao
>Thăm công trình sử dụng hơn 10.000 nhân công
>Kỳ vĩ thành đá cổ lớn nhất Đông Nam Á

Ngôi nhà cổ được xây dựng năm 1810. Chủ nhân đầu tiên là cụ tổ 7 đời của ông Phạm Ngọc Tùng. Khi xây dựng ngôi nhà ông làm quan hàng Bát phẩm của triều đình nhà Nguyễn.

Theo lời kể dân địa phương thường gọi ông là cụ Bát, cụ đã cho mời những thợ mộc của tỉnh Nam Hà cũ (nay là tỉnh Hà Nam) và thợ làng mộc Đạt Tài (huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) làm ngôi nhà này.

Ngôi nhà cổ 7 gian. Ngôi nhà này để thờ tự, cùng xây dựng với nó còn có ngôi nhà ngang 9 gian (nay đã phá bỏ). Là từ đường nên ngôi nhà có nhiều hình chạm khắc cầu kỳ với những long, ly, quy, phượng và các bức hoành phi, câu đối.

Vật liệu chính sử dụng là gỗ. Phần nhiều là gỗ xoan được trồng phổ biến trong vùng có đặc tính nhẹ, ít mối, mọt. Khung nhà cũng được làm bằng gỗ. Phần mái lợp bằng ngói vảy cắ làm từ đất nung; phần mái trơn, ít họa tiết trang trí.

Năm 2002, trong chương trình “Bảo tổn nhà ở dân gian truyền thống Việt Nam” hợp tác giữa Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam và Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) dự án trùng tu nhà của ông Phạm Ngọc Tùng được tiến hành dưới sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của JICA và trường Đại học nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản).

Dấu trùng tu
Những phần tu sửa, thay thế đều có dấu "trùng tu".

Sau khi hoàn thành dự án, ngôi nhà này được UNESCO công nhận là một trong mười ngôi nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam. Đồng thời nó cũng đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 2003.

Cùng ngắm những nét tinh tế của ngôi nhà:

Lối vào ngôi nhà cổ vẫn giữ đôi nét thôn dã
Lối vào ngôi nhà cổ vẫn giữ đôi nét thôn dã.
Trải qua hơn 200 năm, nét cũ mới hiện rõ trên ngôi nhà
Nhìn bề ngoài cũng như bao ngôi nhà khác. Trải qua hơn 200 năm, nét cũ mới xen lẫn trên ngôi nhà của vị quan hàng Bát phẩm triều Nguyễn.
Gian chính của ngôi nhà
Gian chính của ngôi nhà.
Nét hấp dẫn nhất của ngôi nhà tập trung ở hệ thống xà cột được trạm trổ tinh xảo
Nét hấp dẫn nhất của ngôi nhà tập trung ở hệ thống xà cột được chạm trổ tinh xảo.
Tinh xảo nhà cổ quan hàng Bát phẩm triều Nguyễn ảnh 6
Hoa văn chạm trổ chủ được chia thành nhiều tầng lớp
Hoa văn chạm trổ chủ được chia thành nhiều tầng lớp.
Tinh xảo nhà cổ quan hàng Bát phẩm triều Nguyễn ảnh 8
Tinh xảo nhà cổ quan hàng Bát phẩm triều Nguyễn ảnh 9
Phần đầu xà nhà in dấu sự tài hoa và thời gian
Phần đầu xà nhà in dấu sự tài hoa của người thợ mộc; ghi dấu thời gian.
Tinh xảo nhà cổ quan hàng Bát phẩm triều Nguyễn ảnh 11
Phần xà, mái, cột trong nhà cũng được chạm khắc bắt mắt
Phần xà, mái, cột trong nhà cũng được chạm khắc bắt mắt.
Tinh xảo nhà cổ quan hàng Bát phẩm triều Nguyễn ảnh 13
Cửa của ngôi nhà là cửa bướm
Hệ thống cửa của ngôi nhà bằng gỗ, làm theo lối cửa bướm.
Tinh xảo nhà cổ quan hàng Bát phẩm triều Nguyễn ảnh 15
Tinh xảo nhà cổ quan hàng Bát phẩm triều Nguyễn ảnh 16
Phía trên cửa,phần ván chia thành nhiều phần, bậc
Phía trên cửa,phần ván chia thành nhiều phần, bậc và trang trí công phu
Một núm ngay phía trên cửa
Một núm ngay phía trên cửa được chạm khắc kỳ công.
Cột gỗ, được kê bằng đá chống cho khung nhà
Cột gỗ, được kê bằng đá chống cho khung nhà.
Tấm biển ghi nhận của UNESCO công nhận đây là một trong mười ngôi nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam
Tấm biển ghi nhận của UNESCO công nhận đây là một trong mười ngôi nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam.
Theo Viết
MỚI - NÓNG