Bất cập nhập khẩu Thủ đô

Chỉ trong một quý, đã có 94.000 nhân khẩu nhập vào Hà Nội
Chỉ trong một quý, đã có 94.000 nhân khẩu nhập vào Hà Nội
TP - Quá trình triển khai Luật Cư trú cho thấy những bất cập trong áp dụng pháp luật về đăng ký hộ khẩu thường trú ngày càng lộ rõ, đặc biệt là các điều kiện nhập khẩu vào thành phố lớn như Hà Nội.

> Hồ sơ và thủ tục nhập khẩu vào TPHCM
> Cải cách hành chính để thu hút nguồn lực xã hội

Chỉ trong một quý, đã có 94.000 nhân khẩu nhập vào Hà Nội
Chỉ trong một quý, đã có 94.000 nhân khẩu nhập vào Hà Nội.

Rối rắm 

Theo quy định, trừ những người trong diện bị điều chỉnh của điều 20 Luật Cư trú, tức là người có mối quan hệ ruột thịt với chủ hộ, mới không đặt ra điều kiện về nhà ở với diện tích bình quân tối thiểu sau khi nhập là 5m2 sàn/đầu người. Còn lại các trường hợp như cho ở thuê, ở nhờ đều phải thực hiện nghiêm quy định này.

Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn về cư trú lại không nói rõ diện tích sàn nhà ở là diện tích thực tế hay diện tích theo giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền đã cấp. Không ít trường hợp, do cơi nới, xây lấn thêm nên diện tích sàn nhà ở, diện nhà chung cư cũ dân đang ở lớn hơn nhiều so với diện tích trên giấy tờ.

Đó là chưa kể những trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở như Hà Nội hiện nay. Thực tế này khiến không ít địa phương lúng túng.

Trung tá Nguyễn Văn Tâm, Đội trưởng Đội Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội (Công an Quận Hoàng Mai) cho biết: Theo quy định, hợp đồng cho thuê, cho mượn chỗ ở phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường mới hợp lệ, nhưng ngay tại Hoàng Mai, hầu như các phường không làm việc này.

“Hợp đồng nói chung họ còn chẳng xác nhận thì nói gì đến chuyện xác nhận về diện tích tối thiểu”- Trung tá Tâm nói.

Tại Hoàng Mai, để xác minh điều kiện về chỗ ở cho người muốn nhập khẩu vào quận này, cơ quan đăng ký hộ khẩu thường trú phải vận dụng bằng cách vừa dựa vào nội dung tờ khai (mẫu cũ trước khi có thông tư 52) về nhà đất dành cho người nhập hộ khẩu (mẫu này có xác nhận của phường), vừa yêu cầu cảnh sát khu vực vào cuộc kiểm tra thực tế.

“Nếu diện tích bình quân thực tế đáp ứng điều kiện tối thiểu 5m2/ đầu người là chúng tôi chấp nhận”- Trung tá Tâm cho biết. Tuy nhiên ông Tâm cũng băn khoăn bởi đây là việc làm cực chẳng đã, công an phải “ôm” cả phần việc quản lý hành chính của UBND phường, bởi điều này là chưa chuẩn về thẩm quyền.

Theo ông Tâm, xác nhận vào hợp đồng cho thuê, cho ở nhờ dứt khoát phải là việc của UBND các phường, hơn nữa đây còn là quyền lợi của người dân.

Tại Từ Liêm, địa phương đang diễn ra quá trình đô thị hoá rất nhanh nên nhiều trường hợp nằm trong diện bị thu hồi đất. Theo quy định, cơ quan công an không được đăng ký hộ khẩu thường trú cho những trường hợp này.

Trung tá Mai Công Bắc - Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội (Công an huyện Từ Liêm) nói: Tình trạng dự án treo đang phổ biến. Vậy trong thời gian người ta sinh sống tại mảnh đất mà chưa thu hồi thực tế thì có cho đăng ký hộ khẩu không? Trung tá Bắc băn khoăn: “Nếu cứ cho nhập hộ khẩu thì sai luật nhưng từ chối cho nhập thì không thuyết phục”.

Cần xác nhận của phòng LĐ-TB&XH?

Không chỉ về nhà ở mà điều kiện về việc làm của người muốn nhập hộ khẩu cũng là chuyện gây tranh cãi hiện nay. Pháp luật quy định người muốn nhập hộ khẩu chỉ cần có hợp đồng không xác định thời hạn là được chấp nhận. Thế nhưng, hầu hết công an các quận, huyện của Hà Nội lại cho rằng, quy định như trên là chưa chặt chẽ.

Thượng tá Phạm Ngọc Kim, Phó Trưởng Công an huyện Từ Liêm, nói: Người dân không khó khăn lắm để kiếm được một hợp đồng như vậy với các doanh nghiệp tư nhân nhưng thực tế có khi họ lại không hề làm việc ở đó. Vì vậy, theo Thượng tá Kim, cần quy định người có nhu cầu nhập khẩu phải xuất trình sổ bảo hiểm hoặc xác nhận của phòng lao động thương binh xã hội về việc làm nơi người dân nhập khẩu.

Điều này tưởng như là gây khó dễ cho người nhập khẩu nhưng thực tế như thế mới hợp lý, đảm bảo công bằng và đúng với tinh thần của Luật Cư trú. Thượng tá Kim cũng cho rằng, quy định về đăng ký hộ khẩu đối với quân nhân hiện nay cũng rất lỏng lẻo.

“Chỉ cần có quyết định thuyên chuyển của cấp có thẩm quyền trong quân đội là cơ quan công an phải thực hiện đăng ký thường trú cho quân nhân đó nếu họ có nhu cầu. Với tình hình hiện nay dễ dẫn đến khả năng một quân nhân có một lúc 2 sổ hộ khẩu ở hai nơi mà không ai biết”- Thượng tá Kim nói.

* Theo Trung tá Nguyễn Văn Tâm, Đội trưởng Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự Xã hội Công an Quận Hoàng Mai, UBNDTP Hà Nội cần nhanh chóng chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành mẫu về Hợp đồng cho thuê, cho ở nhờ dành riêng cho người đăng ký hộ khẩu thường trú với những nội dung cụ thể về diện tích, có mục xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.

Như vậy mới mong tháo gỡ về mặt pháp lý hiện nay cho những người muốn đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

* Theo đại diện của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự Xã hội (CA TP Hà Nội) chỉ riêng quý I năm 2011, có hơn 19.000 hộ (tương đương với gần 44.000 nhân khẩu) và 50.000 nhân khẩu lẻ nhập khẩu vào Thủ đô.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.