Hà Nội phải phá ba cầu vượt mới xây?

Sau hơn 5 năm sử dụng, những cây cầu triệu đô của Hà Nội sắp phải phá bỏ? Ảnh: T.Đảng
Sau hơn 5 năm sử dụng, những cây cầu triệu đô của Hà Nội sắp phải phá bỏ? Ảnh: T.Đảng
TP - Các cầu vượt như Mai Dịch, Ngã Tư Sở và Ngã Tư Vọng trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng sắp tới sẽ phải phá bỏ để xây dựng đường trên cao tại các tuyến đường vành đai 2 và 3.

> Hà Nội: Xây thêm 15 cầu vượt bộ hành

Sau hơn 5 năm sử dụng, những cây cầu triệu đô của Hà Nội sắp phải phá bỏ? Ảnh: T.Đảng
Sau hơn 5 năm sử dụng, những cây cầu triệu đô của Hà Nội sắp phải phá bỏ? Ảnh: T.Đảng.
 

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo về “Một số giải pháp xây dựng hệ thống giao thông minh tại Việt Nam”, được tổ chức vào cuối tuần qua ở Hà Nội. Tại hội thảo, các chuyên gia giao thông và xây dựng cho rằng, nếu xây dựng đường trên cao dọc tuyến vành đai 2 và 3 thì 3 cầu vượt Mai Dịch, Ngã Tư Sở và Ngã Tư Vọng sẽ phải phá bỏ.

Theo các chuyên gia, cả ba cầu trên vừa được xây dựng và đưa vào sử dụng cách đây khoảng 5 năm. Tổng kinh phí đầu tư xây 3 cây cầu này gần 5.000 tỷ đồng.

PGS. TS Nguyễn Quang Đạo, trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện dọc tuyến đường vành đai 2 và vành đai 3 đang có 3 cầu vượt. Cả ba cầu vượt này đều được bố trí tại các nút giao thông trọng điểm của Thủ đô như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng (vành đai 2), nút giao thông Mai Dịch (vành đai 3), vì vậy nếu xây đường trên cao thì nhất thiết phải phá bỏ các cây cầu này.

“Tuy nhiên cũng còn một số giải pháp như kết nối trực tiếp hoặc đi vượt các cầu, nhưng cả hai giải pháp này rất tốn kém và không mang lại hiệu quả giao thông cao”, ông Nguyễn Quang Đạo nhấn mạnh.

Theo Kế hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô 2011 – 2015 vừa được Sở GTVT trình UBND TP Hà Nội, từ nay đến 2015, Hà Nội sẽ xây dựng 6 tuyến đường trên cao trên các tuyến vành đai và một số trục đô thị trung tâm.

Cụ thể, đường vành đai 3 đoạn từ cầu Thăng Long – Mai Dịch và đoạn Mai Dịch – Linh Đàm (hiện Ban quản lý dự án Thăng Long, Bộ GTVT đang triển khai); đường vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng và đoạn Ngã Tư Vọng – Cầu Giấy; trục giao thông Kim Giang – Lê Trọng Tấn – Ga Gà Nội (làm đường trên cao từ đường vành đai 2 đến vành đai 3,5); trục Phú Đô – Xuân La (làm đường trên cao từ vành đai 2 đến đại lộ Thăng Long). Tổng kinh phí đầu tư cho các tuyến đường này khoảng 50.000 tỷ đồng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
TPO - Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu, đến năm 2025 triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 100.000 ha, tăng lên gấp đôi đạt 200.000ha vào năm 2030.