Diễn tập bắt rùa Hồ Gươm lần hai

Lưới vây bắt được chở đến, triển khai kéo lưới.
Lưới vây bắt được chở đến, triển khai kéo lưới.
TPO – Hôm nay (15-3), Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm tiến hành diễn tập vây bắt ‘cụ’ Rùa lần hai tại hồ Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội.

Rút kinh nghiệp từ sau sự cố bắt hụt cụ Rùa lần thứ nhất vào ngày 8-3, đợt diễn tập lần hai này được Ban chỉ đạo chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu hơn.

Khoảng 9h30, tấm lưới vây bắt dài 200m, rộng 5m, nặng khoảng 1 tấn, dày gấp 5 lần lưới trước đó, được nhập nguyên liệu từ Nhật Bản về, do Tập đoàn Thương mại Hà Nội KAT thiết kế đã được vận chuyển tới hồ. Lần này, lưới vây bắt còn được bổ sung túi lưới dài 20m, chia làm 2 lớp nhằm bảo vệ cụ rùa khỏi chấn thương, đồng thời đảm bảo cụ không thể thoát ra ngoài.

Túi lưới dài 20m
Túi lưới dài 20m.

Ngoài ra, dụng cụ dẫn, bắt rùa còn có lưới vét (KAT thiết kế), lưới sắt B40 dài 300m (KAT thiết kế), lồng lai dẫn rùa Hồ Gươm do Sở Khoa học và Công nghệ thiết kế.

Theo kịch bản dẫn bắt cụ rùa lần hai, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Tổng giám đốc Tập đoàn Thương mại Hà Nội KAT vẫn làm chỉ huy trưởng. Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thương mại Hà Nội KAT phụ trách hậu cần, nhân lực. Ông Nguyễn Viết Vĩnh phụ trách rải lưới bủa vây.

Đặc biêt, lần này, 20 đặc công nước tinh nhuệ của Quân khu Thủ đô được huy động tham gia vây bắt cụ rùa. Trong sáng nay, có tới 24 chiến sĩ đặc công do Tiểu đoàn trưởng Phan Tử Năng chỉ huy được huy động tới để diễn tập. Lần này, 10 thợ lặn chuyên nghiệp của KAT sẽ không cần dùng đến bình ô-xy hay chân nhái mà cởi trần “lặn vo” tham gia vây bắt do mực nước Hồ Gươm chỉ sâu hơn 1m.

Tập phối hợp kéo lưới
Tập phối hợp kéo lưới.

Ngoài ra còn có 10 chiếc thuyền do sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hỗ trợ, 5 chiếc thuyền phao của Bộ tư lệnh Công binh, 3 chiếc loa, 1 ống nhòm.

Theo kế hoạch triển khai, 10 chiến sĩ đặc công sẽ đan xen 10 thợ lặn của KAT đi trên thuyền 3,4,5,6,7,8; 10 chiến sĩ Tư lệnh Thủ đô phối hợp cùng 10 nhân viên KAT vận chuyển 300m lưới B40 xuống 5 thuyền phao của Bộ tư lệnh Công binh.

Các chiến sĩ đặc công
Các chiến sĩ đặc công.

Thuyền số 1 và 2 mỗi thuyền có 3 người của tập đoàn KAT xếp lưới sẵn do ông Nguyễn Viết Vĩnh chỉ huy. 3 thuyền bên phải, 3 thuyền bên trái (3,4,5,6,7,8)lưới theo hướng chỉ huy; Thuyền số 10 chỉ huy; Thuyền số 9 lo hậu cần;

Công tác an ninh sẵn sàng bảo vệ chờ lệnh. Khi đã xác định được vị trí cụ rùa triển khai đảm bảo an ninh, trật tự giao thông. Tất cả thống nhất triển khai theo một khẩu lệnh. Chỉ triển khai khi có đầy đủ thiết bị và nhân lực.

Sau khi đã xác định được vị trí cụ rùa, ông Vĩnh làm theo hiệu lệnh của chỉ huy trưởng cho thuyền số 1 và 2 rải lưới bủa vây. Khi đã xác định được rùa nằm trong lưới, lực lượng an ninh phải triển khai ngay công tác đảm bảo an ninh. Cùng lúc đó, 10 thuyền vận chuyển lưới B40 bủa vây bên ngoài lưới chống thoát.

Sau khi đã bủa lưới B40 và công tác an ninh đảm bảo, đội bơi lặn của KAT và 10 chiến sĩ đặc công nước kéo đường chì cho diện tích mặt nước nhỏ dần. Khi diện tích mặt nước thích hợp thì dùng lưới 3 (lưới vét) dồn cụ rùa vào túi.

Sau khi cụ rùa đã chui vào túi lưới, sử dụng lồng của Sở Khoa học và Công nghệ để định vị cụ rùa vào lồng. Khi cụ rùa đã được định vị vào lồng, dùng 2 thuyền phao của Bộ Tư lệnh Công binh lai dắt cụ rùa vào chân Tháp Rùa và dùng đòn để đua cụ rùa vào bể.

Tập vây bắt lưới khi đã xác định được cụ rùa ở trong lưới
Tập vây bắt lưới khi đã xác định được cụ rùa ở trong lưới.
Lồng sắt dùng để luồn túi lưới chứa cụ rùa vào được vận chuyển tới
Lồng sắt dùng để luồn túi lưới chứa cụ rùa vào được vận chuyển tới.
Luồn túi lưới vào lồng và buộc chặt.
Luồn túi lưới vào lồng và buộc chặt..
Lồng thứ hai được bổ sung dùng để bắt cụ rùa ngay khi xác định được vị trí cụ trong lồng, không cần chờ cụ vào túi lưới. Tuy nhiên, với phương án này bắt buộc phải có người “sờ” được cụ rùa rồi mới luồn lồng bên dưới cụ, sau đó nâng lên và dùng thuyền phao hoặc máy cẩu để cẩu cụ lên.
Lồng thứ hai được bổ sung dùng để bắt cụ rùa ngay khi xác định được vị trí cụ trong lồng, không cần chờ cụ vào túi lưới. Tuy nhiên, với phương án này bắt buộc phải có người “sờ” được cụ rùa rồi mới luồn lồng bên dưới cụ, sau đó nâng lên và dùng thuyền phao hoặc máy cẩu để cẩu cụ lên..
 
Diễn tập bắt rùa Hồ Gươm lần hai ảnh 8

Diễn tập bắt cụ Rùa tại hồ Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Diễn tập bắt rùa Hồ Gươm lần hai ảnh 9
Theo Viết
MỚI - NÓNG