Diễn tập đưa 'cụ' Rùa lên bờ

Diễn tập đưa 'cụ' Rùa lên bờ
TP - Công việc đưa Rùa Hồ Gươm (Hà Nội) lên bờ chữa thương chưa thể thực hiện trong ngày 4-3 như dự kiến mà có thể sẽ lùi lại vào ngày 6-3 (Chủ nhật), theo thông tin từ Ban chỉ đạo Khẩn cấp bảo vệ cụ Rùa Hoàn Kiếm.

> Cụ Rùa nổi trước 'giờ G'

Trước khi chính thức đưa cụ Rùa về tháp Rùa sẽ diễn tập để đối phó các tình huống. Việc diễn tập có thể chỉ diễn ra trước khi tiến hành thật ít giờ đồng hồ.

Đến nay, đã hoàn thành lối lên tháp Rùa bằng các bao tải cát, lắp đặt xong đường lai dắt và bệnh viện dã chiến chìm dưới nước. Máy dò siêu âm, lưới mắt mềm được làm xong tại Hải Phòng và vận chuyển về Hà Nội sáng qua, 3-3.

Theo kịch bản, khi cụ Rùa nổi lên sẽ dùng lưới để vây bắt, đồng thời dùng thêm máy dò siêu âm để xác định vị trí trong trường hợp cụ Rùa lại lặn xuống. Sau khi bắt được sẽ đưa ngay cụ Rùa vào vị trí bể cứu thương lắp đặt ở chân tháp Rùa (đường kính 5m).

“Nếu bắt trượt một lần, sẽ rất khó để bắt lại lần hai. Nhất là đối với động vật hoang dã” - TS Nguyễn Văn Vĩnh, chuyên gia thủy sản, thành viên của tổ lai dắt Rùa Hoàn Kiếm cho biết.

Dự kiến, sau khi chữa trị, cụ Rùa sẽ được đưa sang bể dưỡng thương (đường kính 15m) trước khi được trả về hồ. Tuy nhiên đến nay, ngay cả thành viên tổ lai dắt cũng chưa biết bể này đã hoàn thành hay chưa. Cũng chưa rõ ai sẽ là người phụ trách lấy mẫu AND của cụ Rùa, phân tích, mang mẫu đi lưu trữ ở đâu…

Hôm nay (5-3), Bộ NN&PTNT họp lần cuối cùng với các nhà khoa học để chốt phương án đưa cụ Rùa lên bờ.

Trong khi đó, cụ Rùa liên tục nổi trong ngày 4-3.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
THẾ GIỚI 24H: NATO và Ukraine họp khẩn cấp
THẾ GIỚI 24H: NATO và Ukraine họp khẩn cấp
TPO - Ngày 26/11 tới, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine sẽ họp khẩn cấp sau khi Nga tấn công vào một thành phố trung tâm của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm loại vũ khí này.
Cấp chứng chỉ rừng bền vững ở Yên Bái hiện ra sao?
Cấp chứng chỉ rừng bền vững ở Yên Bái hiện ra sao?
TPO - Yên Bái có diện tích rừng trồng khá lớn tạo nên nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ rừng trồng. Đặc biệt, tỉnh đang đẩy mạnh việc cấp Chứng chỉ rừng bền vững (FSC), góp phần nâng cao thu nhập, bảo vệ được môi trường sinh thái, tạo sự phát triển bền vững về lâm nghiệp.