Vẫn đang tìm cách cứu 'cụ' Rùa

Vẫn đang tìm cách cứu 'cụ' Rùa
TP - Việc cứu chữa 'Cụ' Rùa có thể không được nhanh như mong muốn của dư luận, nhất là việc quyết định có đưa 'cụ' lên bờ chữa trị hay không.

>> Đưa chuyện Cụ Rùa ra quốc tế

Việc có đưa Cụ Rùa lên bờ chữa bệnh hay không vẫn chưa ngã ngũ
Việc có đưa Cụ Rùa lên bờ chữa bệnh hay không vẫn chưa ngã ngũ.

Một ngày sau hội thảo khoa học về bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm, trực tiếp TS Nguyễn Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội, báo cáo với lãnh đạo UBND TP Hà Nội kết quả hội thảo kèm một số đề xuất cấp bách. Tất cả đề xuất đều liên quan việc chữa bệnh cho hồ Hoàn Kiếm chứ chưa có đề xuất nào can thiệp trực tiếp sức khỏe và các vết thương nghiêm trọng trên thân thể cụ Rùa Hồ Gươm.

Trong số các can thiệp vào hồ Hoàn Kiếm, đáng chú ý có việc xử lý hai đường ống thoát nước từ đền Ngọc Sơn dẫn vào đường Đinh Tiên Hoàng trước những hoài nghi cho rằng các vết trầy xước trên thân thể cụ Rùa có thể do thành ống gây ra.

Với rùa tai đỏ, đối tượng bị quy là cắn cụ Rùa, TS Rao cho biết, kỹ thuật bắt đang được thử nghiệm tại hai hồ, trong đó có hồ Văn Quán, thuộc phường Văn Quán, Hà Đông, nơi được ví là máy điều hòa không khí ở khu vực nhưng mới đây xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.

Theo kế hoạch, sẽ áp dụng bắt rùa tai đỏ tại hồ Hoàn Kiếm cuối tháng 2. Tuy nhiên, được biết, kỹ thuật áp dụng ở hai hồ thử nghiệm chưa phát huy tác dụng.

Liên quan các kiến nghị tại hội thảo ngày 15-2 rằng cần đưa cụ Rùa lên bờ chữa trị, TS Rao chưa đồng tình với đề xuất cụ thể nào vì việc đưa cụ lên, tìm chỗ tạm cư cho cụ, và chữa trị hoàn toàn không đơn giản, như cảnh báo của chuyên gia quốc tế. Thay vào đó, Sở KH&CN sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham vấn các nhà khoa học, tìm ra phương án tối ưu, thuyết phục được cả giới chuyên môn lẫn dư luận.

Lập ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Cụ Rùa

Hôm qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Cụ Rùa Hồ Gươm với nhiệm vụ chỉ đạo và triển khai thực hiện biện pháp cấp bách chữa trị, chăm sóc và bảo vệ Cụ Rùa.

Đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp tổng thể, đồng bộ xử lý ô nhiễm môi trường Hồ Gươm (trước mắt thu dọn chướng ngại vật, nạo vét lòng hồ theo kế hoạch, đánh bắt và xử lý rùa tai đỏ, ô nhiễm nước Hồ Gươm). Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội làm Trưởng ban chỉ đạo.

Bình Dương có phiên bản Hồ Gươm

Vẫn đang tìm cách cứu 'cụ' Rùa ảnh 2

Một phiên bản Hồ Gươm của Thủ đô Hà Nội đang dần được tái hiện ở Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Phiên bản này do Công ty Thái Bình (phường An Bình, TX Dĩ An) phục dựng trên hồ nước có diện tích 5 ha, nằm trong tổng thể khu phức hợp “Một thoáng Hồ Gươm” với quy mô 26,4 ha tại thị xã Thuận An. Hiện những phần cơ bản đã hình thành như tháp Rùa, cây cổ thụ quanh hồ… (ảnh).

Theo Công ty Thái Bình, việc xây dựng một phiên bản Hồ Gươm ở Bình Dương là xuất phát từ ý tưởng mang nguyên khí của Thủ đô ngàn năm văn hiến vào Nam, tạo cảm giác gần gũi với Thủ đô, từ đó nhắc nhở mọi người luôn nhớ về nguồn cội, tổ tiên… Cty tuyển chọn một số rùa vàng thuần chủng giống Việt Nam để thả xuống hồ này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.