Chưa giảm giá điện vì khoản lỗ của EVN

Chưa giảm giá điện vì khoản lỗ của EVN
TP - Trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 29-10, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã hoàn thành rà soát chi phí sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ tháng 7-2012 đến nay. Kết quả cho thấy, chi phí đầu vào của ngành điện có giảm so với kế hoạch.

> Điều chỉnh giá điện phải công khai, minh bạch

Tuy nhiên, do EVN còn bị lỗ trong phát điện từ năm 2010 cũng như yếu tố tăng giá bán than cho sản xuất điện từ 15-9 vừa qua, làm đội chi phí sản xuất ngành điện tăng thêm khoảng 850 tỷ đồng trong các tháng cuối năm 2012, bộ đã chỉ đạo EVN không điều chỉnh giá điện trong tháng 10 và tháng 11.

Cùng ngày, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã có văn bản gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, cho biết: Ngành than đang bị lỗ kép do bán điện, than cho EVN. Thời gian qua công suất khai thác hầu hết của các nhà máy điện của TKV chỉ huy động được khoảng 30% công suất, nhiều tổ máy phải dừng hoạt động.

Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện như Na Dương, Cao Ngạn đang được bán với giá từ trên 800 đồng/kWh, riêng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả I, Cẩm Phả II với công suất 670MW chỉ bán được giá khoảng 800đồng/kWh.

Nếu tính cả trượt giá về ngoại tệ và tính đủ giá than các nhà máy điện chạy than của TKV lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng, có thể nói ngành than bị lỗ kép trong việc bán than giá thấp cho ngành điện và ngành điện mua giá điện thấp của ngành than.

Ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương, cho biết, trước những ý kiến khác nhau về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Bộ Công Thương đã chỉ đạo chủ đầu tư báo cáo bổ sung về tác động môi trường của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Quan điểm của Bộ là sẽ dừng triển khai dự án thủy điện, nếu những dự án này gây ảnh hưởng môi trường.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.