‘Gieo quẻ’ lãi suất

‘Gieo quẻ’ lãi suất
Theo ông Vũ Đình Ánh, trong các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thì CPI giữ vai trò số 1 nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn có những nhân tố khó lường khác.

‘Gieo quẻ’ lãi suất

> Tăng tín dụng: ‘Ngân hàng Nhà nước đã làm hết cỡ’

Theo ông Vũ Đình Ánh, trong các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thì CPI giữ vai trò số 1 nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn có những nhân tố khó lường khác.

Với đà này, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm từ 8% - 10% không còn quá khó đối với ngành ngân hàng?
Với đà này, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm từ 8% - 10% không còn quá khó đối với ngành ngân hàng?.

Về hình thức, hiện nay lãi suất tiền gửi là 9%/năm và tiền vay ở mức 11% - 13%/năm với vay mới và 15%/năm với vay cũ. Có ý kiến nhận định, cuối quý 3-2012, lãi tiền gửi là 7% - 8%/năm; còn đến cuối quý 4-2012, con số lãi tiền gửi từ 10% - 11% và lãi tiền vay từ 12% - 13%/năm. Nhưng có vẻ như nhận định này đang bị lung lay bởi những nhân tố tiềm ẩn khác.

Người đưa ra nhận định nói trên là chuyên gia tài chính độc lập Vũ Đình Ánh, hiện đang công tác tại Bộ Tài chính. Theo ông, trong các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thì CPI giữ vai trò số 1 nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn có những nhân tố khó lường khác.

Tác độngtừ CPI

Về nguyên lý, điều hành lãi suất phải thực dương, có nghĩa, lãi suất tiền vay phải lớn hơn lãi suất tiền gửi và lớn hơn tốc độ tăng lạm phát. Cùng đó, ngân hàng trung ương phải điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu, tức là phải xác định được lạm phát ở những thời điểm trong tương lai để điều hành lãi suất theo hướng đó.

Nhưng lâu nay, đang có tình trạng ngược lại: lạm phát đến đâu thì lãi suất theo đuôi đến đó và thực tế này diễn ra ở cả 2 bình diện: điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất thị trường.

Quan sát hoạt động tiền gửi, tiền vay ở các tổ chức tín dụng đều thấy các hợp đồng chốt ở một mức cụ thể nào đó lúc ký nhưng lại phân kỳ các mốc thời gian sau đó (3,6 tháng) để “xem lạm phát diễn ra như thế nào đã”, rồi mới chốt lãi suất ở mức mới.

Tất nhiên, bên cạnh đó vẫn có những hợp đồng lãi suất thả nổi hoặc cho phép dao động trong biên độ nào đó nhưng tỷ lệ của loại hợp đồng như vậy không nhiều trong tổng số các hợp đồng kinh tế tiền vay, tiền gửi.

Trở lại vấn đề biến số CPI với lãi suất từ nay đến hết năm, ông Ánh phân tích, dường như CPI năm 2012 và 2011 đang có xu hướng lặp lại năm 2009 và 2008. Ở chỗ, tháng 8-2008, CPI lên đỉnh 28,3% và dừng ở mức đáy 2% vào tháng 8-2009 trước khi leo lên mức 6,52% vào cuối 2009.

Tương tự, tháng 8-2011, CPI là 23% được kéo xuống ở mức 6,9% vào tháng 6-2012 và có thể, tiếp tục đà rơi đến cuối quý 3-2012 ở mức 4%, trước khi ngoi lên mức 7% - 8% vào cuối năm.

Đến đây, ông Ánh đưa ra hai giả thiết:

Một, nếu đến tháng 8 - 9-2012, CPI xuống đáy 4%, sau đó hồi phục ở cuối năm với mức 7% - 8% như nói trên thì lộ trình giảm lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước có thể ở mức 6%/năm vào thời tháng 8 - 9/2012 và đến cuối năm, sẽ lên nhẹ ở mức 7% - 8%/năm.

Do đó, kéo theo lãi suất tiền gửi, tiền cho vay đối với hai mốc thời gian trên lần lượt là 10% - 11%/năm và 12% - 13%/năm.

Hai, những biến số vĩ mô của 2008 - 2009 khác với 2011 - 2012 và theo chiều hướng xấu. Cụ thể, sức mua trong nước (tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ) và tổng kim ngạch xuất khẩu của 2011 - 2012 thấp xa so với 2008 - 2009; hàng trăm nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngưng hoạt động, khiến cho thu ngân sách thấp, thị trường tài sản đóng băng... Điều đó có thể làm cho CPI năm nay không như năm 2009, từ đó kéo theo sự khác biệt về lãi suất không như giả thiết thứ nhất.

Những biến số khó lường

Trên thực tế, lãi suất còn phụ thuộc vào những biến số khác mà trước hết là quan hệ giữa lãi suất và tín dụng.

Nếu như từ đầu năm đến tháng 6-2012, tín dụng chỉ tăng 0,76% thì đến 6-7-2012, tín dụng tăng tới 1,76%. Với quy mô tín dụng khoảng 2,6 triệu tỷ đồng thì chỉ một tuần, đã có một lượng tiền tương đương 1,3 tỷ USD được bơm ra nền kinh tế dưới hình thức tín dụng.

Tất nhiên, để có được kết quả trên, Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần giảm lãi suất chủ chốt: lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 8%/năm; lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) từ 15% xuống 8%/năm, cộng với ép trần lãi suất tiền gửi xuống 9%/năm; cho phép tổ chức tín dụng tự do thỏa thuận lãi suất tiền gửi trên 1 năm và ép trần lãi suất tiền vay nợ cũ xuống 15%/năm.

Còn ở thị trường thì sao? Có 4 lĩnh vực tín dụng then chốt đều được các ngân hàng thương mại cho vay ở mức rất thấp. Ngay cả cho vay bất động sản cũng được các ngân hàng thương mại nới lỏng hầu bao và lãi suất.

Với đà này, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm từ 8% - 10% không còn quá khó đối với ngành ngân hàng?

Biến số thứ hai là những lình xình “bắt bớ” gần đây. Sau sự kiện “bầu Kiên” và cựu tổng giám đốc ACB bị bắt giữ, đã xảy ra tình trạng rút tiền ở ngân hàng này, khiến Ngân hàng Nhà nước chỉ trong vòng 1 tuần phải bơm ra thị trường khoảng vài chục nghìn tỷ đồng. Điều đáng lo là còn có tình trạng rút vàng và ngoại tệ, đẩy giá của hai loại tài sản này lên rất cao, gây khó khăn cho hoạt động quản lý sau gần một năm, Ngân hàng Nhà nước mới ổn định được.

Khi tiền bị rút thì Ngân hàng Nhà nước phải bơm ra để hỗ trợ thanh khoản và số tiền này sẽ gây áp lực lên lạm pháp là điều khó tránh.

Mặt khác, trong vụ việc một vài ngân hàng bị rút tiền vừa qua, để giữ khách hàng, họ buộc phải vượt trần lãi suất tiền gửi và một số tổ chức tín dụng khác, nhân cơ hội “tranh tối tranh sáng” cũng làm theo. Khi lãi suất huy động cao thì làm sao có thể hạ lãi suất tiền vay?

Tóm lại, nếu lấy bức ảnh chụp “cắt lớp” lãi suất ở thời điểm cuối tháng 7-2012 so với hiện tại, đã thấy có sự chuyển động theo chiều hướng đang xấu dần. Như vậy, áp lực điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ nặng thêm.

Theo Nguyễn Hoài
VnEconomy

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hoa hậu Việt Nam 2024 toàn diện về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và sự cống hiến
Hoa hậu Việt Nam 2024 toàn diện về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và sự cống hiến
TPO - Nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 - cho biết: "Với bốn trụ cột Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 hướng tới tìm kiếm những đại diện xuất sắc, hội tụ vẻ đẹp toàn diện về nhan sắc, trí tuệ, nền tảng văn hóa, tâm hồn và bản lĩnh”.