Nữ sinh chạy chợ kiếm tiền ăn học

Thu Phương đang chăm sóc vườn rau của gia đình.
Thu Phương đang chăm sóc vườn rau của gia đình.
TP - Bố mất sớm, thương mẹ một mình vất vả nuôi hai chị em ăn học, Vương Thu Phương (SN 1993), nữ sinh Đại học Sư phạm Hà Nội vừa tranh thủ chạy chợ kiếm tiền giúp mẹ vừa miệt mài học tập đạt kết quả tốt. Suốt 3 năm liền, Phương luôn là học sinh giỏi của trường.

Thu Phương sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hai chị em tại xã Đắc Sở (Hoài Đức - Hà Nội). Phương mồ côi bố lúc mới 5 tuổi. Lớn lên, hàng ngày cô chứng kiến cảnh mẹ ra ruộng lúa một mình quần quật ngày đêm, vất vả kiếm tiền nuôi con, Phương tự nhủ phải cố gắng học thật giỏi để mai này có một công việc ổn định đỡ đần cho mẹ. Không để phụ lòng gia đình, suốt 12 năm liền em đều đạt học sinh khá giỏi, từng đoạt nhiều giải học sinh giỏi môn Sinh học cấp huyện, cấp tỉnh.

Tốt nghiệp THPT, năm 2011 Phương thi đậu Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nhưng trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2012, Phương tiếp tục dự thi và đậu vào lớp chất lượng cao ngành Sư phạm Sinh học (Đại học Sư phạm Hà Nội). “Mình thi lại vào ĐH Sư phạm Hà Nội vì học ĐH Nông nghiệp mình phải đóng nộp học phí. Học ngành sư phạm thì mình được miễn giảm học phí, bớt gánh nặng cho mẹ. Và mình cũng có ước mơ được làm cô giáo”, Phương nói.

Phương cho biết, gia đình cô thuộc hộ nghèo của xã. Để tiết kiệm tiền cho mẹ, Phương không ở trọ gần trường mà chọn cách đi học bằng xe buýt. Nhà cách trường khoảng 20 cây số, Phương thường đi sớm hơn 1 tiếng đồng hồ để đến lớp đúng giờ.

Bán rau, chạy chợ kiếm tiền

Hiện tại, em trai Phương cũng đang là sinh viên Trường ĐH Công nghệ Hà Nội. Để nuôi hai chị em ăn học mẹ cô phải vay vốn hỗ trợ sinh viên, ngân hàng. “Hai chị em mình luôn bảo nhau phải cố gắng học giỏi, giành học bổng để bớt phải xin tiền mẹ”, Phương nói.

Ngoài buổi học ở trường, Phương dành thời gian để giúp mẹ lo việc đồng áng, trồng rau, nuôi lợn. Để có tiền mua sách vở, trang trải học tập, ở quê Phương làm gia sư cho những em học sinh cấp 1, cấp 2 trong xã, bán rau ngoài chợ kiếm thêm tiền trang trải bữa cơm hằng ngày.

Phương cho biết, đến mùa na cô lại cùng mẹ đến chợ đầu mối Long Biên nhập na từ các thương lái rồi bán lại cho các cửa hàng. Công việc thường bắt đầu từ 20 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau. “Công việc bán hoa quả buổi đêm ở chợ đầu mối khá vất vả, mình và mẹ phải thức trắng đêm bán hàng. Nhưng bù lại, mỗi đêm hai mẹ con kiếm thêm được 150 đến 250 nghìn đồng tiền lãi cho mình và em  trai mua sách vở học tập”, Phương nói.

Bận làm thêm, nhưng Thu Phương luôn sắp xếp thời gian một cách hợp lý để không ảnh hưởng đến học tập. Nhiều năm liền Phương giành học bổng loại giỏi, học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó. Điểm tích lũy 3 năm học qua của Phương là 3,43/4,0.

Cô Trần Khánh Vân, giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội, cô giáo chủ nhiệm Phương suốt ba năm qua cho biết, “em Phương là sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, bố Phương mất sớm, gia đình em thuộc hộ nghèo của xã. Phương luôn nỗ lực cố gắng vươn lên trong học tập, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Em là lớp phó gương mẫu, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học yếu vươn lên trong học tập”.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trung ương Đoàn

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trung ương Đoàn

TPO - Ngày 1/4, tại Hà Nội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021- 2024.
Bạn trẻ dành thời gian học tập, phát triển bản thân thay vì cuốn vào các cuộc tranh cãi vô bổ trên mạng xã hội ẢNH: DƯƠNG TRIỀU

Người trẻ nghiện mạng xã hội

TP - Theo báo cáo “Cuộc sống số của người Việt Nam” (Digital life among Vietnamese) vừa được Q&Me phát hành, bạn trẻ trong nhóm tuổi từ 18-29 tuổi, đa phần (31%) dành 2-3 giờ mỗi ngày cho mạng xã hội, 20% sử dụng mạng xã hội trong 3-4 giờ mỗi ngày, 19% cho biết họ đang tiêu thụ các nội dung trên mạng xã hội trong hơn 5 tiếng mỗi ngày. Đáng chú ý, thời lượng dành cho các nền tảng truyền thông xã hội đặc biệt cao ở những người trong độ tuổi 20.
Thanh niên truy đuổi, giúp công an phá án vụ cướp giật điện thoại của người đi đường

Thanh niên truy đuổi, giúp công an phá án vụ cướp giật điện thoại của người đi đường

TPO - Trong lúc dừng xe chờ đèn đỏ trên đường Nguyễn Hội (TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), chị Tiên bất ngờ bị 2 người đàn ông điều khiển xe máy áp sát giật chiếc điện thoại trong balo rồi tăng ga bỏ chạy. Phát hiện vụ việc, anh Lê Văn Lành (25 tuổi, trú phường Lạc Đạo) đã cùng nạn nhân dùng xe máy để đuổi theo.