Lính dược liệu

Lính dược liệu
TP - Những người lính dược liệu ở Trung tâm Đào tạo - Nghiên cứu dược (Học viện Quân y) tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ bộ đội rèn luyện chiến đấu và giúp ích cho đời sống.

> Một lớp có 43/57 học sinh đạt 20 điểm trở lên

Ít ai biết những người lính dược liệu của Trung tâm là tác giả của thuốc chữa bỏng B76 từ vỏ cây xoan trà, thuốc Berberin từ cây vàng đắng, thuốc mỡ Maduxin chữa bỏng, vết thương từ cao lá sến và dầu sến, quy trình sinh khối sâm Ngọc Linh, gạc cầm máu, thuốc phục vụ các quân binh chủng…

Năm 1949, Ban đại học quân Dược (tiền thân của Trung tâm đào tạo - nghiên cứu Dược) ra đời, với nhiệm vụ đào tạo các lớp dược sĩ trung cấp cho chiến trường. Năm 1976, để tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có trong nước, hạn chế nhập khẩu dược liệu, labor nghiên cứu thuốc nam được thành lập. Để mở rộng phạm vi nghiên cứu, Trung tâm Đào tạo - Nghiên cứu Dược chính thức thành lập năm 2006 theo quyết định của Bộ Quốc phòng.

Bên cạnh việc nghiên cứu và giảng dạy tại labor, lính dược liệu thay phiên nhau đến các địa phương trên cả nước để tìm kiếm, đánh giá, tuyển chọn nguồn dược liệu tốt nhất phục vụ việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. Nằm trong Học viện Quân y nên lính dược liệu còn có điều kiện tiếp xúc, thực hành nghiên cứu khoa học tại bệnh viện, cũng như xử lý tình huống trực tiếp ở các đơn vị quân đội.

Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Minh Chính, Chỉ huy trưởng Trung tâm, cho biết, trung tâm luôn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, tập trung vào các mũi nhọn trong nghiên cứu Dược học quân sự như các trang bị và phương thức tiếp tế quân y trong thời bình, thời chiến; các chế phẩm chống oxy hoá để phục vụ bộ đội rèn luyện, chiến đấu trong môi trường độc hại.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG