Xử 'ma men': 3 ngày thu hơn 138 triệu đồng

Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn các phương tiện tham gia giao thông.
Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn các phương tiện tham gia giao thông.
TPO - Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ-Đường sắt (Công an TP Hà Nội) chỉ trong gần 3 ngày ra quân xử lý vi phạm về nồng độ cồn, lực lượng CSGT trên địa bàn TP Hà Nội xử lý 74 trường hợp vi phạm tạm giữ 74 phương tiện, phạt tiền hơn 138 triệu đồng.  

Từ ngày 15/12, Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt (Công an TP Hà Nội) bắt đầu mở đợt cao điểm xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trong dịp cuối năm và Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015. 

Theo đó, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội đồng loạt ra quân triển khai việc kiểm soát xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ bằng máy đo nồng độ cồn.

Theo thống kê của Phòng CSGT ĐB-ĐS (Công an TP Hà Nội) chỉ trong chưa đầy 3 ngày từ 15/12 đến trưa 18/12 lực lượng CSGT xử phạt 74 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với các phương tiện ôtô, xe máy tước giấy phép lái xe 74 trường hợp tạm giữ 74 phương tiện (5 ôtô, 69 xe máy) phạt tiền 138.190.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.

Nghị định số 71/2012/NĐ-CP quy định người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng; Hành vi này đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 triệu đồng.

Trường hợp người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng. Còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, hành vi vi phạm này bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.