Xử lí rác thải còn nhiều bất cập

Xe rác xuống cấp nên rác cứ lộ thiên bên ngoài.
Xe rác xuống cấp nên rác cứ lộ thiên bên ngoài.
TP - Việc đô thị hóa, công nghiệp hóa quá nhanh khiến rác thải tăng “chóng mặt”, các bãi rác ở nội đô quá tải. Qua đó, mỗi quận huyện thi nhau “mọc” lên các bãi rác giả chiến, thậm chí là việc trung chuyển rác còn nhiều bấp cập khiến môi trường bị ô nhiễm, người cư dân chỉ biết kêu trời.

Bấp cập trong thu gom

Vấn đề môi trường là ưu tiên hàng đầu đối với bất cứ đất nước nào trên thế giới. Việc sử lí rác, nước thải và xả rác bữa bãi gần như không còn ở một số nước phát triển, điển hình là Singapor, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, ở nước ta vấn đề môi trường đang là bài toán nan giải cho các cấp chính quyền.

Nhiều năm qua, các cơ quan ban nghành liên tục kêu gọi, tuyên truyền người dân cần ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn vệ sinh, nhưng trên thực tế, tình hình này vẫn không mấy khả quan. Chị Hiền (31 tuổi, ngụ quận Tân Phú) cho rằng, hiện nay không chỉ những điểm tập kết rác gây ô nhiễm ra mà chính những chiếc xe chở rác cũng đang là nguyên nhân gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị.

Cũng theo chị Hiền, xe thu gom rác thải sinh hoạt để nước rác rò rỉ ra khắp các tuyến đường như Độc Lập, Tân Hương, Tân Sơn Nhì… nhiều lần cư dân khu vực nhắc nhở thậm chí khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền, nhưng tình trạng này vẫn không dứt điểm hẳn.

Bởi quy trình thu gom rác thải ở các khu vực trên hầu hết thông qua các xe đẩy thùng hở từ các khu dân cư gom lại, sau đó tập kết về một điểm tự phát rồi chuyển các thùng rác này lên ô tô vận chuyển rác chuyên dụng để chở tới khu vực tiêu hủy.

Theo ghi nhận của PV tại một địa điểm tập kết rác trên đường Phạm Hùng, quận 8 rồi cho lên xe chở đi tiêu hủy. Mỗi khi xe rác tập kết thì không khí khu vực này trở nên khó thở vô cùng. Chưa kể đến việc nước từ các xe rác chảy ra, đọng theo rãnh dưới lòng đường, lúc trời nắng gắt, mùi bốc lên ai đi qua cũng phải bịt mũi. Còn một số xe vận chuyển đã xuống cấp, chạy tới đâu là nước rác rỉ chảy tới đó, gây mất vệ sinh nghiêm trọng.

Xử lí rác thải còn nhiều bất cập ảnh 1

Người dân ngao ngán mỗi khi xe rác xuất hiện vào ban ngày.

Anh Bình, (42 tuổi, ngụ quận 11) nói: “Xe chở rác hoạt động không theo một tiêu chuẩn nào, hễ đoạn đường nào trống, ít người qua lại là họ chọn nơi đó thành “căn cứ” tập tập kết rác để cho lên xe. Chẳng hạn, khu du lịch Đầm sen là điểm vui chơi giải trí, nhưng người tham gia đi đường không khó để bắt gặp hình ảnh các xe chở rác tập kết ở gần khu vực này vào buổi trưa, chiều để thu gom thu gom, khiến mất đi hình ảnh mỹ quan đô thị”.

Còn anh Bảo Anh (1987, ngụ quận Thủ Đức) cho biết, do chưa có nhu cầu sử dụng, anh Bảo để trống mảnh đất ở khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức từ nhiều năm qua, qua đó, người dân khu vực gần như “biến” khoảng đất trống này thành bãi tập kết rác. Sau khi lượng rác chứa ở phần đất của anh Anh quá tải, mùi hôi thối lan tỏa cả khu vực, lúc này, một số hộ gửi đơn khiếu nại đến chính quyền về việc khu đất anh Khu gây ô nhiễm.

“Thật không thể hiểu nổi, một số người đổ rác trên đất của tôi rồi lại kí tên khiếu nại tôi để rác gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyến sạch sẽ lượng rác khổng lồ đó, tôi phải tốn hàng triệu đồng thuê người dọn dẹp”, anh Anh nói.    

Dân la làng!

Vừa qua, người dân sống gần khu vực Trạm trung chuyển rác Đào Trí (trạm Đào Trí), quận 7 bức xúc về việc họ phải sống chung với mùi hôi thối phát ra từ trạm rác này. “Nhà tôi chỉ cách trạm trung chuyển rác Đào Trí khoảng 200 m, lại nằm ở phía đầu ngọn gió nên khi nó phát mùi là lãnh đủ. Còn trong ngày lúc nghe mùi lúc không, mùi thì phát theo từng đợt, kéo dài từ vài phút đến cả giờ đồng hồ. Nhiều lúc khách đến nhà chơi, mình mời bữa cơm mà họ cũng từ chối khéo bởi khu vực đang trong tình trạng bị ô nhiễm”, Chị Lan, người dân sống gần trạm trung chuyển Đào trí nói. 

Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn quận 7 có 2 trạm trung chuyển rác thải chính, trạm Đào Trí và Trạm trung chuyển rác Tư Sò (trạm Tư Sò). Nhưng thời gian qua, trạm Tư Sò bị xuống cấp, người dân sinh sống ở khu vực xung quanh bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường, qua đó UBND quận này đã chỉ đạo nâng cấp, cải tạo lại trạm Tư Sò. Do đó, trong thời gian này, trạm Đào Trí gần như quá tải, ban ngày xe rác thu gom khắp nơi trên địa bàn quận rồi chiều ùn ùn kéo về đổ tạm vào trạm. Về đêm xe công dụng đến mang rác đi tiêu hủy lại tiếp tục phát sinh ra mùi, nhiều lúc rác nhiều khiến xe chở rác đi phải đến sáng hôm sau mới tạm ngừng. 

Liên quan đến việc ô nghiễm môi trường từ rác, nhiều năm qua, người dân sống giáp ranh giữa quận 9 và quận 2 nằm trên đường Đỗ Xuân Hợp nhiều lần phản ánh về thực trạng mùi hôi thối phát ra từ các bãi rác tự phát trong khu vực, nhưng vẫn chưa được các cơ quan có liên quan giải quyết dứt điểm. Theo ghi nhận của PV, mỗi khi tham gia giao thông qua khu vực này, người dân tỏ ra ái ngại, thậm chí có người còn tìm đường khác lưu thông để né mùi hôi thối của các bãi rác này trong các giờ cao điểm.

Ngoài ra, việc bùng phát các xe thu gom rác tự chế như trở thành “dịch bệnh” ở TPHCM mà chưa có “thuốc đặc trị”. Người tham gia giao thông không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe máy được sử dụng làm “đầu kéo” không biển số dùng để vận chuyển rác khắp các tuyến đường. Thùng đựng rác các xe này được độ chế cao khoảng 1 m, dài khoảng 2 m, không có nắp đậy. Mỗi khi các phương tiện này di chuyển trên đường, những người tham gia giao thông phía trước và phía sau phải bịt mũi mới khắc chế được mùi hôi thối.

Xử lí rác thải còn nhiều bất cập ảnh 2

Vì rác quá tải, phương tiện thiếu nên các dịch vụ vận chuyển rác phải thiết kế xe chở rác độ chế, thực trạng này khiến người dân bức xúc về ô nhiễm, mỹ quan đô thị.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Củ Chi trước đó, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng yêu cầu phải xử lí triệt để các vấn đề gây ô nhiễm môi trường. Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đề xuất gắn hệ thống quan trắc tự động với kinh phí 14 tỉ đồng theo dõi 24/24 về mùi khói và nước thải từ hai đơn vị trước đó gây ô nhiễm môi trường.

Ông Lê Trung Tuấn Anh - Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn thuộc Sở TNMT TPHCM cho biết, có những bất cập trong việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ nội đô đến các bãi xử lý rác. Mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt toàn TPHMC phát sinh khoảng hơn 7.000 tấn. Mỗi ngày có khoảng 700 chuyến xe chuyên dụng chở rác chạy trên địa bàn.

Trước đây xe chở rác chuyên dụng chỉ cho chạy vào ban đêm để vận chuyển, nhưng sau đó quy trình có thay đổi và TP cho phép chạy vào ban ngày, bởi nếu không thì không chuyển hết lượng rác thải ở nội đô. Ngoài ra, các xe thu gom rác tự chế trên các tuyến đường là vi phạm quy định về an toàn giao thông và không đảm bảo quy chuẩn thiết bị trong việc thu gom rác thải.

Qua đó, TP đã có chủ trương hỗ trợ các chủ đường dây thu gom rác dân lập chuyển đổi trang thiết bị, phương tiện đúng quy chuẩn, đưa vào các tổ chức hoạt động bài bản chứ không để nhỏ lẻ, tự phát và khó kiểm soát như hiện nay.

MỚI - NÓNG