'Xin hỏi Bộ trưởng gói 30 nghìn tỷ đâu rồi?'

Theo Bộ Xây dựng, tính đến ngày 17/2/2014, Ngân hàng Nhà nước đã xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với 17 doanh nghiệp với số tiền 1.466,5 tỷ đồng, trong đó các ngân hàng đã giải ngân cho 11 đoanh nghiệp với số tiền là 536,5 tỷ đồng
Theo Bộ Xây dựng, tính đến ngày 17/2/2014, Ngân hàng Nhà nước đã xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với 17 doanh nghiệp với số tiền 1.466,5 tỷ đồng, trong đó các ngân hàng đã giải ngân cho 11 đoanh nghiệp với số tiền là 536,5 tỷ đồng
'Tôi xin hỏi Bộ trưởng là gói 30 nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở đâu rồi, đề nghị trả lại cho Quốc hội và Chính phủ để bố trí làm việc khác', Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Ngô Văn Minh phát biểu tại phiên họp sáng 6/3.

Đây là phiên thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng.

Lý do để đại biểu Minh đưa ra đề nghị nói trên là tỷ lệ giải ngân quá thấp, mới được gần 9%.

Cơ chế chính sách gì mà dân không vay được, doanh nghiệp cũng không tiếp cận được, ông Minh nói với VnEconomy.

Theo đại biểu Minh, sở dĩ chính sách nhằm tạo điều kiện lành mạnh hóa thị trường bất động sản và hỗ trợ người có thu nhập thấp có nhà ở nhưng lại không thể đi vào cuộc sống là do từ điều kiện được vay đến lãi suất và thời hạn cho vay đều không phù hợp.

Thời hạn cho vay dài hơn, lãi suất thấp hơn và nên tín chấp hoặc cho thế chấp ngay căn hộ đó, đồng thời không nên khống chế mức vay tối đa thì chính sách này mới đi vào cuộc sống được, đại biểu Minh góp ý.

Trao đổi với VnEconomy, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng cần kéo dài thời hạn cho vay từ 15 đến 20 năm.

Muốn cho vay thì phải có nhà thu nhập thấp, trong khi địa phương không nhiệt tình làm nhà loại này thì giải ngân thế nào được, Bộ trưởng giải thích.

Tuy nhiên, ông Dũng cũng nhấn mạnh đây không phải là gói giải cứu để chia hết cho nhanh như một số người hiểu lầm mà phải ai đủ tiêu chuẩn mới được vay. Và nguồn vốn này cần kéo dài nhiều năm, thậm chí đến khi thu nhập bình quân đầu người đạt 50.000 USD. Vì nhiều nước thu nhập bình quân đầu người còn cao hơn mức đó họ vẫn có nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở.

Theo đại diện Bộ Xây dựng, tính đến ngày 17/2/2014, Ngân hàng Nhà nước đã xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với 17 doanh nghiệp với số tiền 1.466,5 tỷ đồng, trong đó các ngân hàng đã giải ngân cho 11 đoanh nghiệp với số tiền là 536,5 tỷ đồng.

Đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, đã có 5 ngân hàng cam kết cho vay 2.275 khách hàng cá nhân với số tiền là 821,3 tỷ đồng; trong đó, đã giải ngân cho 2.261 khách hàng với dư nợ 550,5 tỷ đồng.

Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2014 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của gói theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 là 5%/năm, giảm 1%/năm so với mức áp dụng thời gian qua.

Theo Nguyễn Lê

Theo VnEconomy
MỚI - NÓNG