Xe công nghệ vẫn trá hình hoạt động ở Hà Nội

Phù hiệu hoạt động đặt ở góc khuất (vòng tròn), sai quy định trên xe công nghệ
Phù hiệu hoạt động đặt ở góc khuất (vòng tròn), sai quy định trên xe công nghệ
TP - Theo quy định từ  1/4, xe chở khách dưới 9 chỗ hoạt động theo hình thức hợp đồng phải niêm yết phù hiệu để nhận diện; đơn vị cung cấp phần mềm không được thu tiền, điều hành vận tải. Tuy nhiên, trên đường Hà Nội, xe công nghệ vẫn trá hình để hoạt động như taxi.

Mặc dù Nghị định 10/2020/NĐ-CP Chính phủ quy định, từ 1/4/2020 xe ô tô chở khách dưới 9 chỗ hoạt động theo hình thức hợp đồng phải niêm yết cố định phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” ở bên phải kính chắn gió phía trước và phía sau, kích thước mỗi phù hiện là 6 x 20 cm và làm bằng chất liệu phản quang, tuy nhiên khảo sát trên nhiều tuyến phố Hà Nội những ngày qua, chúng tôi ghi nhận, nhiều ô tô chở khách theo hợp đồng công nghệ dưới 9 chỗ vẫn không thực hiện quy định này, thậm chí có giải pháp để ứng phó.

Cụ thể, nhiều xe được hành khách kết nối ở các sảnh bến xe, nhà ga, sân bay trông như xe gia đình, cả cửa chắn gió phía trước và phía sau đều không có phù hiệu, thậm chí có xe có phù hiệu nhưng chỉ dựng ở góc khuất trên táp-lô hoặc cất đi, khi phát hiện cơ quan chức năng mới treo, đưa ra.

Trong chiều cuối tuần vừa qua, trước số nhà 5 phố Xã Đà (Đống Đa), chúng tôi đã bật ứng dụng kết nối với một xe chở khách dưới 9 chỗ của một hãng taxi công nghệ, chỉ sau vài giây chúng tôi nhận được tín hiệu và tài xế P.T.H chạy xe nhãn hiệu Toyota Vios màu bạc có BKS 30A-859xx xuất hiện.

Mặc dù trên xe có phù hiệu “Xe hợp đồng”, nhưng thay vì dán cố định ở bên phải mặt trong kính trước, sau của xe theo quy định, tại thời điểm có mặt trên xe, chúng tôi thấy rằng phù hiệu được dựng ngay ở góc táp-lô phía bên trái. Với vị trí để phù hiệu này nếu hành khách lên xe không chú ý, hoặc đứng cách xa xe khoảng 10 mét, rất ít người phát hiện ra.

Cũng trong thời gian trên tại trước số nhà 55 đường Quang Trung (Hai Bà Trưng) chúng tôi cũng bật ứng dụng của hãng  taxi công nghệ khác để gọi một xe bất kỳ, khoảng gần 1 phút sau chúng tôi đã nhận được tín hiệu kết nối và tài xế xuất hiện.

Qua thông tin hiển thị ở ứng dụng, chúng tôi được biết, tài xế có tên là Đ.N.K, chạy xe nhãn hiệu Huyndai Accent có BKS 30F-594xx. Đây không phải là tình trạng cá biệt bởi nhiều xe của hãng taxi công nghệ này không treo phù hiệu “Xe hợp đồng” ở vị trí quy định, thậm chí phù hiệu còn làm bằng giấy rồi ép plastic, không phải ép bằng chất liệu phản quang như quy định.

Xe công nghệ vẫn cấp ứng dụng, điều hành vận tải

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, báo cáo của các hãng xe công nghệ về Sở GTVT vẫn rất chung chung và chưa rõ ràng hình thức hoạt động cụ thể. Do vậy, vừa qua Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị này báo cáo lại và đưa ra phương án, hình thức hoạt động rõ ràng hơn.

Đánh giá về việc các xe ô tô hợp đồng dưới 9 chỗ được cài đặt ứng dụng công nghệ để gọi xe, nhưng không niêm yết phù hiệu theo quy định, chủ quản phần mềm ứng dụng vừa điều hành vừa thu cước vận tải, ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, hoạt động này không đúng với Nghị định 10 và cần được xử lý theo quy định.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.