Xe lậu lộng hành, doanh nghiệp vận tải Quảng Ninh 'cầu cứu' Thủ tướng

Xe hợp đồng trá hình xe khách hoạt động trên đường Hà Nội. Ảnh: Anh Trọng
Xe hợp đồng trá hình xe khách hoạt động trên đường Hà Nội. Ảnh: Anh Trọng
TPO - Trước tình trạng xe hợp đồng trá hình hoạt động nhiều trên tuyến Quảng Ninh - Hà Nội, hơn 10 doanh nghiệp vận tải khác liên tỉnh ở Quảng Ninh đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan. Theo các doanh nghiệp (DN) vận tải Quảng Ninh, tình trạng trên đang phá vỡ các quy chuẩn, trật tự đối với vận tải khách liên tỉnh.

 Lá đơn dài 2 trang, đóng dấu đỏ của 13 doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh được cấp phép hoạt động trên tuyến Quảng Ninh – Hà Nội cho biết, họ đại diện cho các DN kinh doanh vận tải khách tuyến Quảng Ninh – Hà Nội. Thời gian qua đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan nhà nước để phản ánh tình trạng “xe dù” “bến cóc” ngang nhiên hoạt động, coi thường pháp luật đến các cơ quan chức năng, tuy nhiên đến nay tình trạng đó không hề thuyên giảm mà ngày càng gia tăng.

Dẫn chứng cho sự việc trên, đơn của các DN vận tải đưa ra con số, hiện nay trên tuyến Quảng Ninh – Hà Nội và ngược lại, hàng ngày có trên 1.500 xe, nhưng trong số này chỉ có khoảng 300 xe được cấp phép hoạt động tuyến cố định, còn lại phần lớn là giả danh xe hợp đồng để hoạt động tuyến cố định. Các xe này phần lớn là xe dòng Limousine 10 chỗ, xe khách loại 19 chỗ, xe giường năm 41 chỗ… mang BKS Quảng Ninh, Hà Nội.

Phản ánh về tình trạng hoạt động của các xe hợp đồng trá hình, các DN vận tải khách Quảng Ninh thông tin, hàng ngày các xe này chạy vòng vo, tùy tiện và vào mọi khung giờ để đón trả khách tại Quảng Ninh và Hà Nội. Trong khi đó các DN vận tải khách được cấp phép hoạt động liên tỉnh không được phép bố trí xe trung chuyển, phải chạy từ bến ra, chạy đúng giờ, đúng hành trình, không được bắt khách trên đường...

Hơn nữa trong khi DN vận tải liên tỉnh phải thực hiện nhiều nghĩa vụ thuế, tài chính từ hoạt động của DN cho đến bến bãi thì các hãng xe dù, xe trá hình lại không phải đóng bất kỳ một khoản chi phí nào. “Hoạt động như thế này vừa gây thất thu cho nhà nước vừa làm cho bến bãi trống vắng, không phát huy được giá trị hoạt động. Cùng với đó làm cho hàng chục doanh nghiệp vận tải liên tỉnh được cấp phép với hàng trăm chủ xe đứng trên bờ vực phá sản do không thể cạnh tranh nổi với sự hoạt động chộp giật của xe khách trá hình”, đại diện các DN vận tải liên tỉnh Quảng Ninh phản ánh.

 Dẹp xe trá hình: Vì sao khó?

 Ngoài các nguyên nhân trên, đại diện các DN vân tải khách tại Quảng Ninh còn “tố”, do hoạt động không đúng quy hoạch, quy định và phương an tổ chức giao thông nên xe khách trá hình đang là những nguyên nhân chính gây ùn tắc, rối loại giao thông tại nội đô Hà Nội và Quảng Ninh.

Xe lậu lộng hành, doanh nghiệp vận tải Quảng Ninh 'cầu cứu' Thủ tướng ảnh 1 Theo ông Liên: Hấu hết xe khách đã lắp thiết bị GPS nên xử lý vi phạm rất dễ, vấn đề là cơ quan nhà nước có làm hayn không?

Từ thực tế này, các DN vận tải liên tỉnh Quảng Ninh đề nghị Thủ tướng và các Bộ ngành liên quan, sớm có biện pháp để ngăn chặn tình trạng trên, đồng thời bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Sớm sửa đổi, ban hành Nghị định 86 theo hướng siết chặt hoạt động của xe hợp đồng, chấm dứt tình trạng xe hợp đồng trá hình xe tuyến cố định.

Cho ý kiến về việc này, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cũng nhấn mạnh, thực trạng xe dù giả danh xe hợp động, thậm chí xe hợp đồng trá hình xe khách tuyến cố định để hoạt động trên nhiều tuyến đường tại các đô thị lớn đang rất phố biến, ngang nhiên. Chưa cần đến nhà nước phải ban hành các Nghị định mới, hiện nay quy định cho việc này đã đủ để xử lý nghiêm, xử lý tận gốc vấn đề.

Dẫn chứng cho nhận định này, ông Liên cho rằng, chưa cần tính đến lực lượng Thanh tra, CSGT đứng ngoài đường, hiện hầu hết các xe kinh doanh vận tải đều đã được yêu cầu trang bị thiết bị giám sát hành trình (GPS). “Do vậy chỉ cần cơ quan chức năng cấp phép ngồi ở phòng làm việc theo dõi trên hệ thống cũng biết được từng xe khách có hoạt động đúng chức năng, hành trình được cấp phép hay không. Từ đó, cơ quan chức năng muốn xử lý xe nào mà chẳng được. Vấn đề là cơ quan quản lý có làm hay không thôi”, ông Liên nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG