WHO tiếp tục cảnh báo về Omicron

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Biến chủng Omicron đang lây lan nhanh hơn biến chủng Delta và tấn công cả những người đã tiêm phòng hoặc đã khỏi COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định ngày 20/12.
WHO tiếp tục cảnh báo về Omicron ảnh 1

Nhà khoa học Soumyan Swaminathan. (Ảnh: Reuters)

Nhà khoa học trưởng của WHO Soumyan Swaminathan nói thêm rằng sẽ là “không khôn ngoan” nếu sớm kết luận Omicron gây bệnh nhẹ hơn những biến chủng khác.

“Với số lượng người mắc gia tăng, tất cả hệ thống y tế đều sẽ chịu áp lực”, bà Soumya Swaminathan nói với báo chí tại Geneva.

Nhà khoa học này nói rằng Omicron vượt qua phản ứng miễn dịch, nghĩa là chương trình tiêm mũi tăng cường đang được triển khai ở một số quốc gia cần tập trung vào những người có hệ miễn dịch yếu hơn.

Trong ngắn hạn, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng các hoạt động lễ hội ở nhiều nơi sẽ khiến số ca bệnh tăng, gây quá tải cho hệ thống y tế và khiến nhiều người thiệt mạng hơn. Ông thúc giục mọi người dừng tụ tập.

“Giờ đã có bằng chứng nhất quán cho thấy Omicron đang lây nhanh hơn đáng kể biến chủng Delta. Và có khả năng những người đã tiêm vắc xin hoặc đã khỏi COVID-19 sẽ bị nhiễm hoặc tái nhiễm”, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại cuộc họp báo.

Phát biểu này tái khẳng định kết quả nghiên cứu của ĐH Hoàng gia London. Tuần trước, trường này nói rằng Omicron gây rủi ro tái nhiễm cao gấp 5 lần và không thể hiện dấu hiệu nào là nó gây bệnh nhẹ hơn Delta.

Dù khả năng bảo vệ của kháng thể có thể bị suy yếu, nhưng có hy vọng rằng các tế bào T – trụ cột thứ hai trong phản ứng miễn dịch của cơ thể - có thể ngăn bệnh bằng cách tấn công vào các tế bào nhiễm bệnh.

Chuyên gia Abdi Mahamud của WHO cho biết thêm: “Dù chúng ta đang thấy việc giảm sút kháng thể trung hoà nhưng gần như tất cả phân tích ban đầu đều cho thấy miễn dịch của các tế bào T vẫn nguyên vẹn”.

Tuy nhiên, nhấn mạnh khó khăn trong ứng phó với biến chủng mới chỉ được phát hiện từ tháng trước, bà Swaminathan nói: “Tất nhiên có thách thức, nhiều kháng thể đơn dòng sẽ không có tác dụng với Omicron”.

Bà không nói cụ thể về các phương pháp điều trị bắt chước kháng thể tự nhiên để chống bệnh xâm nhập. Một số hãng dược đã gợi ý phương pháp điều trị này.

Trong ngắn hạn, ông Tedros nói rằng các hoạt động lễ hội ở nhiều nơi sẽ khiến số ca bệnh tăng, gây quá tải cho hệ thống y tế và khiến nhiều người thiệt mạng hơn. Ông thúc giục mọi người dừng tụ tập.

“Huỷ sự kiện còn hơn huỷ cuộc đời”, ông nói.

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia của WHO cũng mang đến hy vọng khi thế giới sẽ đối diện với một làn sóng COVID-19 mới trong năm 2022, sau khi nó đã khiến hơn 5,6 triệu người trên thế giới thiệt mạng.

Các chuyên gia WHO nói đến sự phát triển các loại vắc xin thế hệ 2 và 3, các thuốc điều trị kháng khuẩn và nhiều đổi mới khác.

“Chúng tôi hy vọng sẽ xếp căn bệnh này vào loại bệnh tương đối nhẹ, dễ phòng ngừa, dễ điều trị. Nếu có thể kiềm chế virus lây lan ở mức tối thiểu, chúng ta có thể chấm dứt đại dịch”, ông Mike Ryan, chuyên gia y tế khẩn cấp hàng đầu của WHO, nói tại cuộc họp báo.

Tuy nhiên, ông Tedros nói rằng Trung Quốc phải cung cấp dữ liệu và thông tin liên quan đến nguồn gốc của COVID-19 để hỗ trợ việc ứng phó trong tương lai.

“Chúng ta cần tiếp tục cho đến khi chúng ta biết được nguồn gốc, chúng ta cần thúc ép mạnh hơn nữa vì chúng ta cần rút ra bài học từ đại dịch lần này để có thể làm tốt hơn trong tương lai”, ông Tedros nói.

Các chuyên gia WHO đã bắt đầu đề cập đến sự phát triển các loại vắc xin thế hệ 2 và 3, các thuốc điều trị kháng khuẩn và nhiều đổi mới khác.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.