WHO cảnh báo khả năng xuất hiện nhiều biến thể COVID-19 nguy hiểm hơn Delta

0:00 / 0:00
0:00
Tổng Giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: EPA-EFE
Tổng Giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: EPA-EFE
TPO - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo về khả năng xuất hiện một chủng virus SARS-CoV-2 mới nguy hiểm hơn biến thể Delta.

“Virus càng lây lan thì càng có nhiều biến thể xuất hiện, có khả năng còn nguy hiểm hơn cả biến thể Delta đang tàn phá khắp thế giới”, ông Tedros nói. “Và càng có nhiều biến thể, thì có thể sẽ có biến thể kháng vắc xin, đưa chúng ta trở về vạch xuất phát.”

Theo lời ông Tedros, đại dịch COVID-19 là một phép thử, và thế giới đang thất bại trong việc đối đầu với nó.

“Tôi từng tự hỏi, và nhiều người cũng thắc mắc rằng khi nào đại dịch sẽ kết thúc? Thật vậy. Đại dịch COVID-19 đã đặt ra cho chúng ta nhiều câu hỏi, về bản thân và về thế giới. Đại dịch là một phép thử. Và thế giới đang thất bại”, ông Tedros nói trong bài phát biểu tại phiên họp thứ 138 của Uỷ ban Olympic Quốc tế.

“Trong thời gian tôi đang phát biểu, hơn 100 người sẽ mất mạng vì COVID-19. Và vào thời điểm ngọn lửa Olympic tắt vào ngày 8/8, hơn 100.000 người nữa sẽ thiệt mạng.”

Tổng Giám đốc Tedros cho biết lí do thế giới vẫn chưa thể đối phó với đại dịch - mặc dù có tất cả các công cụ cần thiết - là vì thiếu các cam kết chính trị.

“Chính phủ các nước G20 phải thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc đảm bảo việc mở rộng quy mô và triển khai các công cụ cần thiết để cứu người. Các nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể giúp kiểm soát đại dịch trong vài tháng nếu chia sẻ vắc xin thông qua COVAX, và khuyến khích các nhà sản xuất làm bất cứ điều gì cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất.”

"Hầu hết vắc xin được phát triển bằng công quỹ. Nhiều công ty đã cam kết chia sẻ liều lượng, nhưng nhiều cam kết trong số đó vẫn chưa được thực hiện", người đứng đầu WHO cho biết. "Nếu các quốc gia có thể huy động sức mạnh công nghiệp cho chiến tranh, tại sao họ không thể làm điều tương tự để đánh bại kẻ thù chung này?"

Ông Tedros cho biết việc tiêm chủng cho 70% dân số mọi quốc gia không chỉ giúp ngăn chặn đại dịch COVID-19 mà còn giúp khởi động lại nền kinh tế toàn cầu. Theo ông Tedros, thế giới cần 11 tỷ liều vắc xin để đạt được mục tiêu này.

Theo Tass
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.