TPO - Ngày 8/4, Bộ Y tế phối hợp T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới (7/4), chủ đề “Sức khỏe cho mọi người” và khám bệnh miễn phí cho hàng nghìn người dân trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Sáng ngày 07/02/2023 tại Hà Nội, đại diện Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét (The Global Fund to fight AIDS, Tuberculosis and Malaria, “Quỹ ”) đã đến Việt Nam để cùng bà Lê Nữ Thùy Dương - Phó Chủ tịch Tập đoàn KN, thăm Bệnh viện Phổi Trung ương - nơi thụ hưởng chính sự hỗ trợ từ Quỹ cho các chương trình cải tiến và phòng chống bệnh lao tại Việt Nam.
TPO - Sự xuất hiện của biến thể XBB.1.5 lưu hành tại 25 quốc gia đang gây tâm lý lo lắng cho cộng đồng. Ngành y tế TPHCM cảnh báo nguy cơ xâm nhập của biến thể trên của dịch COVID-19 trong dịp lễ Tết ở mức cao. Tổ chức OUCRU; Viện Pasteur TPHCM đang phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) tiến hành giải mã trình tự gen các ca bệnh để truy tìm biến thể mới.
TPO - Các nhà nghiên cứu cho biết loại virus mới có thể gây ra các triệu chứng sốt, mệt mỏi, buồn nôn đã được tìm thấy trên 35 người tại miền Đông Trung Quốc.
TPO - Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào nhóm 4 quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao nhất. Trước tình hình số ca bệnh gia tăng, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo các đơn vị liên quan sẵn sàng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
TP - GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.
TPO - Đã có ít nhất một bệnh nhi không qua khỏi sau khi số ca nhiễm một loại bệnh gan bí ẩn tăng lên ở nhiều quốc gia - theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Căn bệnh này chưa rõ nguyên nhân, lại khiến một số bệnh nhân phải ghép gan, nên các nước đang phải theo dõi chặt chẽ.
TP - Theo Bộ Y tế, đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn coi COVID-19 là đại dịch và quan ngại tiếp tục có các biến chủng không lường trước của virus SARS-CoV-2. Tại Việt Nam dịch đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn “bệnh lưu hành”, cần thêm thời gian để coi COVID-19 là “bệnh đặc hữu”.
Các chuyên gia cho rằng điểm nguy hiểm nhất ở biến thể Omicron là virus mang 32 gen đột biến, khi xâm nhập thì khả năng tương tác với chủng Delta sẽ dễ tạo thành biến chủng khác.
TPO - Doanh nhân ở Siberia, Nga đã kiện chi nhánh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Nga vì lo ngại việc WHO đặt tên biến thể SARS-CoV-2 mới là Omicron đang hủy hoại hình ảnh công ty của ông, cũng tên là Omicron.
TPO - Ngày 3/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương cần tăng cường năng lực chăm sóc sức khỏe và tiêm chủng đầy đủ cho người dân để chuẩn bị cho sự gia tăng các ca mắc COVID-19 khi biến thể Omicron lây lan trên toàn cầu bất chấp việc hạn chế đi lại.
TPO - Ngày 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt tên cho một biến thể virus corona mới là Omicron và chỉ định rằng nó là một "biến thể đáng lo ngại".
TP - Bộ Y tế cho biết, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 với biến chủng mới Omicron. Chuyên gia nói rằng, nếu chủng này xâm nhập thì thực hiện tốt 5K có thể hạn chế được nguy cơ lây lan dịch.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định Omicron (B.1.1.529) là biến thể “đáng quan ngại” do có những bằng chứng cho thấy có sự thay đổi bất lợi trong dịch tễ học về dịch COVID-19.
TPO - Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo Việt Nam cần đảm bảo an ninh y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ngành y tế cần biến những thách thức của đại dịch thành cơ hội để phục hồi và ứng phó tốt hơn với mọi dịch bệnh trong tương lai.
TPO - Hơn 80 nhân viên cứu trợ, trong đó có một số người làm việc cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã có hành vi lạm dụng và bóc lột tình dục khi đang làm việc trong giai đoạn khủng hoảng dịch bệnh Ebola ở CHDC Congo.
TPO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định biến chủng Delta đã lây lan ra ít nhất 132 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành biến chủng thống trị thế giới với tốc độ lây lan nhanh nhất so với tất cả các biến chủng xuất hiện từ khi đại dịch bắt đầu ở Vũ Hán cuối năm 2019.
TP - Biến chủng Delta của virus corona sẽ trở thành biến chủng thống trị trên toàn cầu sau vài tháng nữa, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo ngày 21/7.
TPO - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo về khả năng xuất hiện một chủng virus SARS-CoV-2 mới nguy hiểm hơn biến thể Delta.
TPO - Hơn nửa triệu công dân Trung Quốc đã kí vào lá thư chung gửi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kêu gọi tổ chức này thực hiện một cuộc điều tra tại phòng thí nghiệm Fort Detrick của Mỹ.
TP - Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng ủng hộ việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với các vắc-xin COVID-19, khi thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ. Bước đi này khiến nhiều tổ chức và quốc gia hưng phấn, dù nhiều hãng dược lớn giận dữ.
TPO - Ấn Độ ngày 5/5 ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao chưa từng thấy, với 3.780 ca. Thêm 382.315 ca bệnh mới được ghi nhận, trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 thứ hai ở Ấn Độ được cho là đang đạt đỉnh.
TPO - UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha, vì các sản phẩm này hiện là những sản phẩm là chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành.
TP - Kết quả cuộc điều tra tiến hành tại Trung Quốc được kỳ vọng cung cấp cái nhìn sâu sắc về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, nhưng khi công bố đã bị một số nước chỉ trích, cho rằng nó không đầy đủ và thiếu minh bạch. Giới chức Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc.
TPO - Do đã có báo cáo về những ca đầu tiên nhiễm cúm gia cầm H5N8 ở người, nên Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các nước cần cảnh giác với loại virus này. Vậy H5N8 là gì vậy, nó nguy hiểm thế nào, có khả năng gây đại dịch nữa không? Và chúng ta ăn thịt gia cầm thì có nguy hiểm không?
TPO - Một loại virus gây sưng phồng não, tỷ lệ tử vong ở người nhiễm bệnh lên tới 75%, “có thể sẽ trở thành đại dịch tiếp theo”, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Đây là điều khiến các nhà nghiên cứu đang rất lo ngại.
TPO - Một chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người tham gia nhóm điều tra nguồn gốc coronavirus đến Vũ Hán, Trung Quốc nói rằng ít có khả năng virus chết người này bắt nguồn từ phòng thí nghiệm.
TPO - Ngày 5/2, tại Hà Nội, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn tiếp Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam Kidong Park. Tại buổi tiếp, hai bên thống nhất phối hợp đẩy mạnh hoạt đông chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân cho thanh niên, sức khỏe bà mẹ trẻ em; hoạt động giảm thiểu sử dụng rượu bia và thuốc lá.