Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Kết nối 'đường băng' để cất cánh

0:00 / 0:00
0:00
TP - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực kinh tế lớn nhất cả nước. Thời gian qua, hàng loạt dự án giao thông kết nối vùng quan trọng đã và đang được chuẩn bị triển khai xây dựng, tạo thành những “đường băng” để khu vực kinh tế năng động này cất cánh.

Khởi động hàng loạt dự án liên kết vùng

Giữa tháng 6/2022, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường Vành đai 3 TPHCM. Tuyến đường vành đai dài hơn 76km, đi qua TPHCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, có tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng (giai đoạn một). Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (chủ đầu tư) đánh giá, dự án này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với TPHCM và các tỉnh thành lân cận. Đối với TPHCM, tuyến đường này sẽ tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa, tăng cường trao đổi thương mại, phân luồng từ xa và giảm ách tắc cho các tuyến đường nội thị TPHCM…

Các dự án giao thông Bình Dương đang dồn lực thực hiện gồm nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, xây dựng hầm chui ngã 5 Phước Kiến, cải tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên các tuyến Mỹ PhướcTân Vạn cùng các đường ĐT 746, ĐT 747B, ĐT 743, ĐT 741; dự án đường tạo lực Bắc Tân Uyên-Phú Giáo-Bàu Bàng; dự án cầu Bạch Đằng 2 nối Bình Dương và Đồng Nai; dự án đường từ cầu vượt Sóng Thần đến đường Phạm Văn Đồng nối Bình Dương và TPHCM; nút giao Sóng Thần; mở rộng đường An Bình nối Bình Dương và TPHCM. Dự án đường Vành đai 3-TPHCM đoạn qua tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1); dự án đường Vành đai 4-TPHCM (giai đoạn 1); cao tốc TPHCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành (giai đoạn 1); đường Hồ Chí Minh nhánh N2 (giai đoạn 1).

Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Dương Nguyễn Anh Minh cho biết dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua tỉnh này có chiều dài trên 26 km, trong đó, đoạn đi trùng với đường Mỹ Phước Tân Vạn dài 15,3km đã được xây dựng với quy mô 6 làn xe ô tô. Đoạn còn lại, Bình Dương dự kiến sẽ khởi công ngày 15/6 tới và hoàn thành, thông xe tuyến chính trong năm 2025 và hoàn thành toàn bộ dự án một năm sau đó. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện dự án cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài gần 70km. Dự án được đầu tư theo hình thức PPP, với tổng mức đầu tư 6.160 tỷ đồng và dự kiến khởi công vào đầu năm 2024.

Ông Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu có vai trò rất quan trọng đối với tỉnh và các địa phương lân cận. Để dự án thực hiện đúng kế hoạch, HĐND tỉnh Đồng Nai đã thông qua nghị quyết thống nhất chủ trương và cam kết số vốn ngân sách địa phương vào dự án với 50% giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng tương đương với hơn 2.600 tỷ đồng.

Tỉnh Bình Dương cũng đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông kết nối vùng quan trọng với tổng mức đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, địa phương xác định dồn sức cho đầu tư công, tập trung nguồn lực cho các công trình giao thông mang tính trọng điểm, tạo đột phá. Bình Dương cũng tích cực phối hợp với các địa phương triển khai tạo động lực cho sự phát triển. Theo kế hoạch, đến năm 2025 các dự án giao thông quy mô lớn ở Bình Dương sẽ lần lượt đưa vào sử dụng.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Kết nối 'đường băng' để cất cánh ảnh 1

Khởi động nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ Ảnh: PHẠM NGUYỄN

TPHCM và tỉnh Tây Ninh hiện đang triển khai các công tác chuẩn bị đầu tư dự án cao tốc TPHCM-Mộc Bài với chiều dài khoảng 50 km, từ giao lộ với đường Vành đai 3-TPHCM (huyện Củ Chi) và điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 tại khu vực cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Dự án được phân kỳ đầu tư theo phương thức đối tác công tư. TPHCM dự kiến từ quý III năm 2024 đến năm 2027 sẽ xây dựng và hoàn thành đưa vào khai thác tuyến cao tốc TPHCM-Mộc Bài. Sau khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ phá thế độc đạo từ TPHCM đi Tây Ninh và Vương quốc Campuchia, đồng thời giúp giảm áp lực giao thông cho tuyến Quốc lộ 22 hiện hữu đã quá tải và thường xuyên ùn ứ.

Tạo đột phá

Dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây đi qua địa bàn hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận dài 99 km, với quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h và tổng mức đầu tư là 12.500 tỷ đồng. Được khởi công từ tháng 9/2020 và dự kiến đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4 này. Đây là dự án quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận.

Ông Nguyễn Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện nay du khách di chuyển từ TPHCM đến Phan Thiết phải mất khoảng 4-5 giờ do đoạn Quốc lộ 1A qua huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đến Phan Thiết nhỏ hẹp, thường xuyên ùn tắc. Khi có đường cao tốc, thời gian rút ngắn chỉ còn khoảng 2 giờ xe chạy nên du khách từ TPHCM và các tỉnh sẽ đến với Bình Thuận nhiều hơn. Trong đó, Phan Thiết đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong ngành bất động sản, du lịch. Những dự án quy mô hàng chục, hàng trăm hecta đang được triển khai tại đây để đón du khách, nhà đầu tư đến với Bình Thuận.

Ông Remco Christiaan Vaatstra, Tổng quản lý Resort Radisson Phan Thiết cho biết, khu nghỉ dưỡng này rất mong chờ vào tuyến đường cao tốc đang xây dựng. Ngoài việc rút ngắn thời gian từ TPHCM đi Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cũng được kết nối với sân bay Long Thành, đây là điều kiện lý tưởng để các resort có thể đón thêm nhiều du khách quốc tế cũng như du khách từ Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai đến với Phan Thiết trong tương lai.

Không chỉ Bình Thuận, cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây cũng sẽ tạo cơ hội phát triển lớn cho tỉnh Đồng Nai, nhất là các địa phương phía Bắc của tỉnh này, như huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, và TP Long Khánh. Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc khẳng định, khi cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây đi vào vận hành sẽ góp phần tạo đột phá cho địa phương. Theo đó, huyện Xuân Lộc sẽ không chỉ có nông nghiệp và nông thôn mới kiểu mẫu mà còn có công nghiệp, thương mại, du lịch phát triển sau thời gian dài trầm lắng. Huyện Xuân Lộc đã đưa vào quy hoạch sử dụng đất các khu vực hồ, núi để mời gọi đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái. Đồng thời, huyện đề xuất UBND tỉnh cho cập nhật vào quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai dự án khu phức hợp du lịch sinh thái nghỉ dưỡng khu vực núi Chứa Chan.

Trong khi đó, dự án thành phần 3, thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1 sẽ được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khởi công ngày 30/4 này. Dự kiến, sau 27 tháng thi công, cao tốc cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1 sẽ đưa vào khai thác. Ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu khẳng định, việc đầu tư tuyến đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội không chỉ riêng Bà Rịa-Vũng Tàu mà còn là của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, tháo gỡ nút thắt về hạ tầng giao thông cho sự phát triển kinh tế của Bà Rịa-Vũng Tàu.

MỚI - NÓNG
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
TPO - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Kết, 102 tuổi, ở xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) vẫn vô cùng khỏe mạnh, ngồi xe máy đi hàng chục cây số, tập thể dục hít đất mỗi ngày, chinh phục được tòa nhà cao nhất Việt Nam. Cụ vẫn nhớ được hết tên cùng tính cách của toàn bộ con, cháu trong gia đình.
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.