Vụ 'thổi giá' kit xét nghiệm COVID-19: Xử lý nghiêm minh

0:00 / 0:00
0:00
Trụ sở Công ty Việt Á tại Bình Dương ảnh: hương chi
Trụ sở Công ty Việt Á tại Bình Dương ảnh: hương chi
TP - Sáng 21/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện tháng 11 của Quốc hội. Đại biểu trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, vấn đề gây bức xúc được cử tri và dư luận quan tâm hiện nay chính là vụ việc “thổi giá” kit xét nghiệm của Công ty Việt Á.

Liên quan vấn đề cử tri quan tâm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề cập tình trạng người lao động phải nộp tiền xét nghiệm nhiều lần ở Bình Dương, có người phải nộp 4,5 triệu đồng như báo chí phản ánh. Hiện, các cơ quan đã vào cuộc, song ông đề nghị phải có thêm thông tin, đặc biệt cần công khai, minh bạch kết quả giải quyết. Đặc biệt, theo ông Tùng, vấn đề “thổi giá” kit xét nghiệm của Công ty Việt Á đang gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.

Ông Tùng cũng cho biết,hiện dư luận rất quan tâm đến chất lượng kit xét nghiệm. Qua phản ánh trên truyền hình thì nơi sản xuất 30 nghìn bộ kit xét nghiệm/ngày của công ty Việt Á giống “nhà kho” của hợp tác xã. Đáng lưu ý, Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng không công nhận chất lượng để có thể áp dụng chung, nhưng theo chuẩn Việt Nam vẫn phù hợp.

“Đây là những vấn đề được người dân quan tâm, nên chăng trong kỳ họp này cũng có báo cáo bằng văn bản trình bày trước Quốc hội”. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

“Cử tri rất quan tâm đến chất lượng thực tế của kit xét nghiệm này như thế nào? Có thực sự đáp ứng yêu cầu về mặt chuyên môn hay không, vì hiện nay, cả nước ta sử dụng đại trà kit xét nghiệm của công ty này sản xuất. Đề nghị làm rõ. Hơn nữa cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, kể cả một số bộ cũng là vấn đề”, ông Tùng nêu, đồng thời đề nghị “xử lý nghiêm minh, công khai kết quả” như mong muốn của cử tri và nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng băn khoăn, ở nhiều địa phương, kết quả đấu thầu giá cũng rất cao, trên dưới 500 nghìn/kit. Trong khi đó, khi phản ánh tình trạng “loạn giá” xét nghiệm, báo chí lại đưa tin, nếu mua của nước ngoài số lượng lớn, có khi mức giá chỉ 1-2 USD/1 kit xét nghiệm.

Có thể báo cáo vụ việc trước Quốc hội

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trước kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ nhất không tổ chức tiếp xúc cử tri. Do vậy, các đoàn đại biểu Quốc hội, Mặt trận tổ quốc cần thông qua nhiều kênh để nắm bắt, theo dõi ý kiến cử tri, nhân dân cả nước về một số việc đang có tính chất nổi cộm hiện nay, để tổng hợp báo cáo bằng văn bản gửi đến đại biểu Quốc hội trong kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội cũng gợi mở một số vấn đề đang được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm hiện nay, trong đó có việc phòng, chống tiêu cực liên quan đến giá kit xét nghiệm COVID-19, cũng như kết quả bước đầu trong việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ trong việc hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Đồng tình với vấn đề ông Hoàng Thanh Tùng vừa nêu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là những vấn đề nổi cộm được người dân quan tâm. “Nên chăng trong kỳ họp này cũng có báo cáo bằng văn bản trình bày trước Quốc hội”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi mở.

Hải Dương chỉ đạo làm rõ cán bộ liên quan

Trong hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương diễn ra ngày 21/12, ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương khẳng định, sai phạm của ông Phạm Duy Tuyến - Giám đốc CDC Hải Dương là rất nghiêm trọng, đi ngược lại với nỗ lực chống dịch của cả hệ thống chính trị và gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên, nhân dân. Ông Phạm Xuân Thăng chỉ đạo xử lý nghiêm cán bộ vi phạm, không có vùng cấm đồng thời giao UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Y tế, Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân khi xảy ra sự việc tại CDC tỉnh Hải Dương. Khẩn trương củng cố hoạt động, sớm kiện toàn chức danh Giám đốc CDC tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các sở liên quan tiếp tục tổ chức đấu thầu tập trung mua sắm bộ xét nghiệm, sinh phẩm, hóa chất, thiết bị... theo đúng quy định để phục vụ tốt công tác phòng chống dịch.

Giám đốc CDC Nghệ An: Tôi chưa bao giờ nhận tiền từ Công ty Việt Á

Giám đốc CDC Nghệ An Nguyễn Văn Định nói ông không nhận một khoản tiền “hoa hồng” nào từ Công ty Việt Á. Các bước xây dựng, triển khai gói thầu đều đúng quy trình, quy định.

Liên quan đến việc chi tiền ngoài hợp đồng trong vụ án Công ty Việt Á, đối tượng Phan Tôn Noel Thảo - Trợ lý tài chính Công ty Việt Á khai: “Cùng công ty tham gia chi tiền cho CDC Hải Dương, CDC Nghệ An và các bệnh viện. Chi tiền các đơn hàng kit xét nghiệm COVID, các thiết bị y tế, số tiền chuyển khoản rất nhiều. Số tiền tùy thuộc vào đơn hàng đặt, ít khoảng 500 triệu, nhiều khoảng trăm tỷ đồng”.

“Tôi đã xem qua clip (ghi hình lời khai của đối tượng Phan Tôn Noel Thảo-PV), họ nói có chuyển tiền “hoa hồng” cho CDC Nghệ An, tôi khẳng định rằng, tôi chưa bao giờ nhận một khoản tiền nào từ Công ty Việt Á. Qua kiểm tra các cán bộ trong đơn vị, anh chị em cũng khẳng định chưa nhận bất cứ khoản tiền “hoa hồng” nào”, Giám đốc CDC Nghệ An nói và cho biết, chỉ trao đổi với Giám đốc Công ty Việt Á hai lần qua điện thoại về việc nhận máy và sinh phẩm hỗ trợ từ một tập đoàn, bởi nguồn hàng mà tập đoàn này mua từ Công ty Việt Á.

Cũng theo Tiến sỹ Định, triển khai xây dựng các gói thầu thì CDC Nghệ An làm một cách bài bản, đúng quy trình. “Sinh phẩm y tế thì Sở y tế giao CDC Nghệ An làm chủ đầu tư. Quan điểm của tôi khi mua trong bối cảnh chống dịch gấp nhưng cũng phải chặt chẽ, đúng quy trình, thận trọng. Ngoài thành lập tổ mua sắm đấu thầu của đơn vị thì hầu như các gói thầu đều thuê chuyên gia tư vấn về xây dựng gói thầu, tư vấn, thẩm định, chấm thầu. Giá cả đều thông qua các hội đồng duyệt giá của tỉnh và các đơn vị liên quan”, ông Định nói.

Trước đó, CDC Nghệ An đã mua sinh phẩm của Công ty Việt Á khoảng 28 tỷ đồng, chủ yếu mua các vật tư, sinh phẩm chạy xét nghiệm sàng lọc. Ngoài Công ty Việt Á thì trên địa bàn Nghệ An có 4 công ty cung ứng sản phẩm. Tổng kinh phí mua sắm của Nghệ An từ đầu mùa dịch đến nay là 60 tỷ đồng (28 tỷ đồng mua sinh phẩm của Việt Á còn 32 tỷ đồng mua của các công ty khác).

(Nguyễn Hoàn - Cảnh Huệ)

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.