Vũ khí hạt nhân của Mỹ tinh xảo như xe Ferrari

RS-24 Yars, tên lửa đạn đạo liên lục địa nguy hiểm nhất của Nga. Ảnh: Reuters.
RS-24 Yars, tên lửa đạn đạo liên lục địa nguy hiểm nhất của Nga. Ảnh: Reuters.
Nhà phân tích Mỹ nhận xét tên lửa hạt nhân của Nga ngày càng hiện đại, trong khi Mỹ vẫn duy trì kho vũ khí hạt nhân từ những năm 1970 nhưng tinh xảo như siêu xe Ferrari.

Trong cuộc phỏng vấn của Business Insider, tiến sĩ Jeffrey Lewis, người sáng lập tạp chí Arms Control Wonk, cho rằng Nga phát triển các tên lửa mới và nâng cấp đầu đạn trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng kho vũ khí hạt nhân Nga tốt hơn Mỹ không thực sự chính xác.

Nga thích tên lửa di động


RS-24 Yars là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất trong kho vũ khí hạt nhân của Moscow. Tên lửa được giới thiệu vào năm 2000 có thể tấn công bất kỳ nơi đâu trên lãnh thổ Mỹ. Một số nguồn tin nói rằng RS-24 có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.

10 đầu đạn tái nhập bầu khí quyển với tốc độ siêu thanh và Mỹ không có công cụ thực sự hiệu quả để chống lại cuộc tấn công khủng khiếp như vậy. Trung Quốc cũng đang phát triển công nghệ tương tự.

“Nga đã thể hiện sự lựa chọn thiết kế tên lửa thực sự khác biệt so với chúng ta khi đề cập đến các ICBM mới. Họ phát triển vũ khí hạt nhân theo chiều hướng cải tiến hay có thể cập nhật theo chu kỳ một thập kỷ hoặc lâu hơn ”, tiến sĩ Lewis nói.

Vị tiến sĩ nhận xét, vũ khí hạt nhân của Nga mới hơn nhưng chúng chỉ phản ánh triết lý thiết kế và không đồng nghĩa với việc tốt hơn so với Mỹ. Sự khác biệt không chỉ dừng lại ở đó. Nga thích đặt các tên lửa lên xe tải, trong khi Mỹ thích các silo cố định trong lòng đất.

Những năm Chiến tranh Lạnh, Mỹ từng thử nghiệm lắp ICBM lên xe tải nhưng với tiêu chuẩn an toàn cao của Mỹ, việc đặt tên xe tải không thực sự phù hợp. “Nếu bạn nhìn vào chiếc xe tải dùng để lắp tên lửa của Mỹ, nó đắt gấp 10 lần. Nó có thể chống bức xạ hạt nhân và ít bị tổn thương. Chúng tôi mạ vàng chiếc xe để có được điều đó”, Lewis nói.

Ông Lewis đánh giá Moscow xây dựng chiến lược vũ khí hạt nhân theo kiểu “tàn phá”. Một tên lửa mang theo 10 đầu đạn hạt nhân sẽ có mức độ phá hủy khủng khiếp. “Bạn có thể nhìn thấy điều đó ở Syria, đó là cách họ thể hiện nó”, Lewis nói về chiến dịch không kích của Nga tại Syria.

Ví dụ khác là trường hợp Nga rò rỉ vũ khí hạt nhân Startus 6 với biệt danh “vũ khí ngày tận thế”. Nó là một robot tàu ngầm mang theo vũ khí hạt nhân có thể phá hủy thành phố ven biển, gây ô nhiễm phóng xạ nặng khiến người dân không thể sinh sống trong nhiều năm.

Ông Lewis cáo buộc chiến lược sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga là “vô đạo đức”.

Vũ khí hạt nhân của Mỹ tinh xảo như xe Ferrari ảnh 1

Bộ 3 răn đe hạt nhân của Mỹ. Ảnh: Business Insider.

Tên lửa Mỹ tinh vi như Ferrari

Hiện Minuteman III là tên lửa liên lục địa chủ lực của Mỹ được giới thiệu vào những năm 1970 và chỉ mang theo một hoặc 3 đầu đạn hạt nhân. Tiến sĩ Lewis nói rằng vũ khí hạt nhân của Mỹ đẹp, tinh xảo như siêu xe Ferrari và được thiết kế với hiệu suất cao. Các máy móc được chế tạo tinh xảo và gần như không bị lạc hậu theo thời gian.

“Chúng tôi ưa thích sự chính xác, vũ khí hạt nhân của Mỹ tuy nhỏ bé nhưng có thể bay lọt qua cửa sổ và thổi bay tòa nhà”, tiến sĩ Lewis nói. Ngoài ra, sự khác biệt còn ở yếu tố nhân sự, Mỹ sử dụng quân nhân chuyên nghiệp được đào tạo bài bản trong thời gian dài. Trong khi Nga vẫn duy trì chủ yếu lính nghĩa vụ.

Tính chuyên nghiệp là cốt lõi của quân đội Mỹ. “Chúng tôi nhấn mạnh đến tính xác hơn khả năng phá hủy của vũ khí”, Lewis nhận xét. Chiến lược sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ là chính xác, chuyên nghiệp, đáng tin cậy và ít gây nguy hiểm cho con người.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.