Vốn ngoại chảy vào, 'cửa' nào đang mở?

Dù vậy, dòng tiền ngoại vào Việt Nam vẫn mang sắc thái vừa ngập ngừng, vừa tấp nập
Dù vậy, dòng tiền ngoại vào Việt Nam vẫn mang sắc thái vừa ngập ngừng, vừa tấp nập
TP - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam đang chuyển động mạnh. Trong khi vốn đầu tư dài hạn (FDI) cho các dự án mới sụt giảm thì tiền rót qua mua bán sáp nhập (M&A) lại tăng vọt tới hơn 80%; còn đầu tư ngắn hạn (FII) qua thị trường chứng khoán cứ trồi sụt theo trạng thái vào -ra. Một sự “tấp nập – ngập ngừng” ẩn chứa nhiều sắc thái…

Rót tiền vào M&A

Từ giữa năm 2017, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sôi sục và "nóng" lên với các thương vụ thoái vốn, bán vốn thu hút sự tham gia mạnh của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Nổi bật vẫn là kết quả thoái vốn Nhà nước tại Vinamilk và Sabeco với đặc điểm cả hai “cổ phiếu vàng” này đều bán cho NĐTNN mức giá cao ngất ngưởng, mang lại những khoản thu kỷ lục cho ngân sách. Dù chưa đầy một năm, giá cổ phiếu liên tục giảm sâu dưới mức giá họ đã bỏ ra mua trước đó nhưng phép tính cho thấy: tại Vinamilk và Sabeco, NĐTNN đã quyết định tham gia với chiến lược dài hạn, thậm chí để sở hữu và đồng hành lâu dài với doanh nghiệp. Do đó, giá trị các khoản đầu tư liên quan như hiện nay chỉ mang tính thời điểm so sánh, không quá nặng nề lỗ lãi.

Vốn ngoại chảy vào, 'cửa' nào đang mở? ảnh 1 TTCK thăng hoa, tin ngoi rót mnh vào đặc bit qua các thương v mua bán sáp nhp M&A

Vốn ngoại vẫn đang chảy mạnh vào Việt Nam qua các kênh.Theo công bố của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2018, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 20,33 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 8,37 tỷ USD, lần lượt tăng 5,7% và 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, phân tích cơ cấu dòng vốn này, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (UBGSTC) đã chỉ ra “chuyển động lạ”. Đó là: các chỉ tiêu về vốn đăng ký, vốn giải ngân và hoạt động sản xuất - kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nước ngoài vẫn tăng, nhưng hình thức đầu tư có sự thay đổi lớn. Theo đó, các hình thức như đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng đầu tư qua mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) lại tăng tới 82,4%.“Sự dịch chuyển này, tương ứng với trạng thái kể trên và cho thấy: đầu tư vào những doanh nghiệp Việt có sẵn tiềm lực đang là xu thế”, UBGSTC khẳng định.

“Sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa đón vốn đầu tư nước ngoài, nếu chúng ta tiếp tục tạo được bước đột phá mới cho cơ chế hút dòng vốn ngoại sẽ tạo xung lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Trong các cánh cửa hút vốn ngoại, M&A được dự báo sẽ tiếp tục là kênh được nhà đầu tư ngoại lựa chọn để hiện thực hóa các cơ hội đầu tư tại Việt Nam”.            

            UBGSTC Quc gia

“Hình thức đầu tư này được nhà đầu tư ngoại ưa thích vì vừa giúp họ rút ngắn thời gian triển khai các hoạt động đầu tư tại Việt Nam bởi không phải trải qua các thủ tục thành lập doanh nghiệp, vừa tận dụng được những cơ hội hấp dẫn từ M&A mang lại”, vị đại diện một công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam nói.

Theo ông, Việt Nam sẽ còn thu hút tốt hơn cả 2 dòng vốn FDI và FII trong thời gian tới. Cụ thể, khi những doanh nghiệp đầu ngành được thúc đẩy lên niêm yết - tuân thủ các quy định về minh bạch thông tin, thì nhà đầu tư ngoại sẽ có cơ sở để nắm bắt, đánh giá về hiệu quả, để xem xét cơ hội rót vốn.

Nhưng không dễ… xơi?

Dù vậy, không phải tất cả đều dễ dàng “thuận buồm xuôi gió”. Cũng có những băn khoăn, “ngập ngừng” và cả suy đi tính lại của nhà đầu tư ngoại. Chẳng nói đâu xa, phiên đấu giá cổ phần IPO của Tổng công ty Hàng Hải Việt nam (Vinalines)sang 5/ 9/2018 là ví dụ điển hình.

Theo đó, ngay khi Bộ Giao thông vận tải từ chối bán số cổ phần của Vinalines  cho Công ty TNHH SK Securities (thuộc tập đoàn SK Group của Hàn Quốc) đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược do không đáp ứng đủ điều kiện thì phiên đấu giá IPO của Vinalines tại Sở GDCK Hà Nội đã diễn ra với một kết quả ”ế toàn tập”. (chỉ 1,1% trong tổng số 1,4 tỷ cổ phần được đấu giá thành công với giá bán 10.200 đồng/cổ phần). Với Bộ chủ quản, đơn giản là không bán được thì “tạm” để đó. Nhưng xét trên tiến trình cổ phần hoá Chính phủ, Bộ Tài chính đang “thúc”, đây là một vấn đề rất đáng lưu tâm!

Làm thế nào để DNNN cổ phần hoá bán được giá và có nhà đầu tư chiến lược tốt? Tại một hội thảo mới đây do Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tổ chức, ông Vũ Quang Thịnh, CEO quỹ Vietnam Holding đã thẳng thắn mà chỉ ra rằng: có 3 lý do mặc định nhà đầu tư nghĩ đến khi đầu tư vào một DNNN cổ phần hóa, đó là: lợi thế thương mại; tài sản mang giá trị “tiềm ẩn”; cải tiến nâng cao năng suất lao động.

Cũng theo ông Thịnh, để thực hiện một thương vụ M & A, chi phí rất đắt phải thuê luật sư cả trăm ngàn USD, kiểm toán trăm ngàn USD, thuê tư vấn M &A rẻ thì 2% đắt thì 8%... Như vậy, giá để mua 1 cổ phần là đắt.

Vốn ngoại vào ngân hàng: u ám tạm thời?

Từng làm mưa gió quãng 2006-2007 và trở lại thời kỳ “hoàng kim” trong cả năm 2017 cùng quý đầu 2018, cổ phiếu ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm của khối ngoại. Theo đó, trong thời gian qua, hàng trăm triệu USD đã được nhà đầu tư, các quỹ rót vốn “tiền tươi thóc thật” vào mua cổ phiếu ngân hàng.

“Doanh nghiệp cần phải cởi mở mà minh bạch nếu muốn bán, nên tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, roadshow và tất nhiên lõi là phải hoạt động tốt”.

Ông Vũ Quang Thnh  CEO Qu Vietnam Holding

Đình đám, phải kể đến TPBank tạo sự quan tâm chú ý khi thực hiện đợt bán vốn thành công cho quỹ nước ngoài, đánh dấu giai đoạn mới sau tái cơ cấu. Tại HDBank, mức giá bán cho nhà đầu tư nước ngoài sau thương vụ lớn trong năm 2017, cũng như giá phát hành riêng lẻ cho các cổ đông lớn nối tiếp, được xác định ở khoảng 32.000 đồng khiến ngân hàng thu về cả ngàn tỷ. Đặc biệt, Techcombank và VPBank từng “trúng mối” lớn với khoản tiền khổng lồ thu về từ bán vốn cho khối ngoại thành công.

Song, có một thực tế không thể phủ nhận: hiện hàng loạt những khoản đầu tư chứng khoán đơn thuần của các quỹ ngoại với cổ phiếu ngân hàng đang đối diện với sự  “u ám” khi giá trị các khoản đầu tư đã và đang có xu hướng suy giảm, cùng với bất lợi của biến động tỷ giá USD/VND.Liên tục “dẫn sóng” kể từ giữa năm 2017 giúp VN-Index lần lượt vượt qua các mốc và lập đỉnh lịch sử 1.200 điểm vào giữa tháng 4-2018 nhưng cổ phiếu ngân hàng cũng lại là nhóm ngành dẫn đầu đà lao dốc khi thị trường quay lại ngưỡng 900 điểm. (Đến nay, ngoại trừ HDB là cổ phiếu duy nhất tăng đều, TPB giảm nhẹ so với nhiều cổ phiếu khác cùng niêm yết trượt dài).

Phân tích đà giảm của nhóm cổ phiếu này kể từ sau thời điểm lập đỉnh lịch sử (ngày 9/4 với mức đỉnh trên 1.200 điểm), TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận xét: hiện các chỉ số của TTCK Việt Nam đang dựa khá nhiều vào khối ngoại, mà khối ngoại đang nắm giữ rất nhiều cổ phiếu ngân hàng.

MỚI - NÓNG