Vì sao trẻ bị lây nhiễm sùi mào gà?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Bệnh sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, vậy tại sao hàng chục bé trai ở Hưng Yên lại bị nhiễm căn bệnh đáng sợ này?

Theo BS. Nguyễn Hoài Bắc, Khoa Nam học, BV Đại học Y Hà Nội, sùi mào gà là bệnh lý ở hệ thống da và niêm mạc do một loại virus gây u nhú ở người gây nên (HPV). Virus xâm nhân nhập vào cơ thể trực tiếp qua các vết trầy xước ở trên da và niêm mạc.

Có rất nhiều cách khiến cho cơ thể của chúng ta tiếp xúc trực tiếp với virus, nhưng hoạt động tình dục vẫn được xem là đường tiếp xúc chủ yếu nhất. Các đường lây khác như bắt tay, lây qua khăn tắm, qua tắm chung buồng tắm thì rất hiếm. Do vậy, các vị trí thường hay bị bệnh là cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng, niêm mạc mắt và mũi họng. 

Theo PGS Lê Hữu Doanh – PGĐ BV Da liễu Trung ương, nguy hiểm là trẻ sơ sinh có thể nhận vi rút từ người mẹ trong lúc sinh nở qua đường âm đạo.

Hoặc bố mẹ bị sùi mào gà, nếu không chú ý giữ gìn thì có thể lây nhiễm bệnh sang trẻ.

Một số trẻ mới 6 tuổi đã bị sùi mào gà, nhiều trẻ bị sùi mào gà có liên quan tới cắt bao qui đầu, nong bao quy đầu… do môi trường, vệ sinh phòng khám không tốt, thiết bị nhiễm vi rút trong quá trình nong tách có thể gây xước xát niêm mạc và truyền bệnh.

Việc điều trị cho trẻ em khó hơn, và chỉ bôi thuốc nên đôi khi không có hiệu quả. Nếu phải gây tê, tiền gây mê để điều trị thì trẻ ít hợp tác.

Do đó nếu bố mẹ bị sùi mào gà, việc chăm sóc con phải hết sức chú ý. Nếu con phải nong hẹp bao quy đầu thì phải chọn các cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa để khám và điều trị.

Sau khi điều trị dứt điểm sùi mào gà cho trẻ, bố mẹ cần theo dõi thường xuyên, 2- 4 tuần đưa con đi khám lại để giảm nguy cơ tái phát.

Hiện chưa có kháng sinh điều trị sùi mào gà, vắc xin phòng bệnh chỉ có giá trị với người dưới 14 tuổi và chưa có quan hệ tình dục.

Theo BS. Bắc, hiện nay, bệnh sùi mào gà chưa có thuốc đặc hiệu để diệt virus gây bệnh. Việc điều trị bằng laser, đốt điện, chấm thuốc chỉ là điều trị triệu chứng (làm mất tổ chức sùi, mụn cơm, mồng cơm…) còn virus vẫn tồn tại trong cơ thể. Virus tồn tại và ẩn mình ở hệ thống niêm mạc (đường sinh dục) và lớp biểu mô của da. Chúng nằm im không hoạt động chờ khi nào có điều kiện thuận lợi như tình dục không an toàn, cơ thể suy yếu…. chúng lại hoạt động sinh sản và nhân lên để tạo thành nhú, mụn cơm, hột cơm (bệnh tái phát).

4 đường lây nhiễm sùi mào gà


Bệnh sùi mào gà dễ lây, và có thể lây cả ở trẻ em, bố mẹ có thể lây cho con. Chủ yếu bệnh lây truyền qua 4 con đường sau:

- Qua đường tình dục: Đường lây nhiễm chủ yếu qua da, niêm mạc (cơ quan niệu - dục, hậu môn…), khi quan hệ với người mang mầm bệnh HPV, hoặc tiếp xúc dịch tiết của người mang mầm bệnh là có thể mắc. Do quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ qua đường miệng, hậu môn với người đang nhiễm vi rút sùi mào gà.

Qua tiếp xúc: Người sức đề kháng yếu có thể lây bệnh qua tiếp xúc với các đồ dùng có chứa vi rút sùi mào gà. Bệnh còn lây nhiễm qua sờ mó, hôn, quan hệ đồng tính, dùng chung khăn tắm, quần lót, đồ dùng cá nhân… của người mang mầm bệnh HPV.

– Lây truyền từ mẹ sang con.

- Lây nhiễm qua đường máu: Truyền và sử dụng máu của người bệnh, dùng chung bơm kim tiêm. Có trường hợp lây qua bồn vệ sinh, chậu rửa.

MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.