Xưa kia, các thủy thủ thường hướng về những ngọn lửa bí ẩn trên núi đá gần thung lũng Olympos và công viên quốc gia ở tỉnh Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, để xác định phương hướng. Ngày nay, ngọn núi trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Người ta dùng từ ''Yanartas'' để gọi những ngọn lửa tự cháy vĩnh cửu tại núi đá này. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Yanartas có nghĩa là “hòn đá cháy”. Ảnh: Contentedtraveller
Mới đây, các nhà khoa học kết luận rằng nguồn khí nuôi dưỡng những ngọn lửa bí ẩn là khí metan. Điều đặc biệt ở đây là nguồn khí metan không phát sinh từ quá trình sinh học thông thường. Khí metan phi sinh học chỉ hình thành trong môi trường có nhiệt độ cao hơn điều kiện tự nhiên tại núi đá sinh ra ngọn lửa. Ảnh: Contentedtraveller
Giuseppe Etiope, một nhà khoa học Italy, cùng các cộng sự đã giải mã bí ẩn của những ngọn lửa. Theo ông Etiope, Ruthenium - một kim loại hiếm trong các phiến đá lửa dưới ngọn núi đóng vai trò như một chất xúc tác, cho phép khí metan hình thành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ dưới 100 độ C, giống như nhiệt độ tại nơi những ngọn lửa vẫn tự cháy. Thực tế này cho thấy khí metan phi sinh học hoàn toàn có thể sinh ra ở nhiệt độ thấp hơn nhờ vai trò xúc tác của Ruthenium. Ảnh: Amusing Planet
Các chuyên gia cho rằng việc giải mã những ngọn lửa bí ẩn cho thấy vô số mỏ metan phi sinh học có thể đang tồn tại trên thế giới. Nhờ chúng mà con người có thể tìm ra nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên trong tương lai. Ảnh: Contentedtraveller
Xưa kia, các thủy thủ thường hướng về những ngọn lửa bí ẩn trên núi để xác định phương hướng. Ngày nay, ngọn núi trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Du khách thường tới đây vào ban đêm để ngắm và thưởng ngoạn những ngọn lửa bất tận. Ảnh: Luxurytravelidea