Vệ tinh săn thiên thạch sẽ làm gì trên vũ trụ?

Vệ tinh săn thiên thạch sẽ làm gì trên vũ trụ?
Cơ quan vũ trụ Canada đã phóng vệ tinh theo dõi những tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm cho Trái đất sau vụ nổ thiên thạch ở Nga.

Vệ tinh săn thiên thạch sẽ làm gì trên vũ trụ?

Cơ quan vũ trụ Canada đã phóng vệ tinh theo dõi những tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm cho Trái đất sau vụ nổ thiên thạch ở Nga.

Vệ tinh NEOSat của Canada
Vệ tinh NEOSat của Canada. Ảnh: RT
 

Theo hãng tin RT, hôm 25/2, Canada phóng vệ tinh có thể theo dõi những tiểu hành tinh gây nguy hiểm cho Trái đất.

Sau vụ nổ thiên thạch ở Nga, nhiều chuyên gia khoa học vũ trụ đã tranh luận về việc bảo vệ hành tinh xanh khỏi những thảm họa đến từ không gian.

Vệ tinh của Canada trị giá 12 triệu USD, nặng 65kg, có thể hoạt động 24/24 giờ để tìm kiếm những vật thể không gian có khả năng gây hại cho Trái đất.

Vệ tinh này được thiết kế đặc biệt, có thể phát hiện những vật thể nằm giữa Trái đất và Mặt trời mà các nhà thiên văn không thể thấy được do bị chắn bởi ánh sáng của các vì sao.

Hình ảnh vệ tinh NEOSSat khi chưa hoàn thiện
Hình ảnh vệ tinh NEOSSat khi chưa hoàn thiện. Ảnh: RT
 

“Vệ tinh giám sát vật thể không gian gần Trái đất” (NEOSSat) được Phòng Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Canada (DRDC) và Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) phối hợp phát triển.

NEOSat sẽ có 3 ‘bạn đồng hành’ đến từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan, Ấn Độ xây dựng với cùng mục đích như trên đã nêu. Dự kiến 4 vệ tinh này sẽ được phóng lúc 12:26 hôm 25/2 theo giờ quốc tế.

Ở độ cao 700km so với bề mặt Trái đất, sự ảnh hưởng của không khí sẽ không làm mờ kính viễn vọng, NEOSSat sẽ quay tròn quanh Trái đất theo chu kỳ 100 phút 1 vòng.

NEOSSat được nói là có thể phát hiện những tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm cho Trái đất, vừa định vị các hành tinh có thể xảy ra va chạm.

Vệ tinh NEOSSat đang được lắp ráp
Vệ tinh NEOSSat đang được lắp ráp. Ảnh: RT
 

Canada hy vọng NEOSSat có thể phát hiện thêm ít nhất 50% các tiểu hành tinh có bán kính lớn hơn 1km trong quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời.

Vụ nổ thiên thạch xảy ra ở thành phố 3,5 triệu dân, Chelyabinsk, Nga đã để lại một thảm họa đáng nhớ không chỉ cho nước Nga mà còn cảnh báo cho toàn thế giới về những mối nguy hiểm của các cuộc tấn công từ không gian.

Sau sự vụ gây chấn động, Cơ quan vũ trụ Roscosmos, Nga công bố dự án quan sát các tiểu hành tinh nguy hiểm.

Trong khi đó, Canada đưa ra những biện pháp điều chỉnh lại quỹ đạo của hành tinh khi phát hiện chúng có thể đe dọa Trái đất.

Một nhóm nghiên cứu của Trường đại học Johns Hopkin, Mỹ cũng đang chuẩn bị dự án trị giá 350 triệu USD nhằm đổi hướng quỹ đạo hành tinh Didymos khi hành tinh này đang bay quá gần hành tinh của loài người.

Theo Hà Trần
VTC News

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.