> Ngân hàng vay gần 11.000 tỷ đồng 3 ngày sau hạ lãi suất
> 31 đơn vị được cấp phép kinh doanh vàng miếng
Không áp trần lãi suất cho vay
Thời gian tới, NHNN có tiếp tục hạ lãi suất không, liệu có áp trần lãi suất cho vay ở mọi lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp?
Nếu lạm phát các năm tới chúng ta kìm chế ở mức 4%-5% thì có thể hạ lãi suất thêm rất nhanh. Tuy nhiên, nguy cơ bùng nổ trở lại của lạm phát vẫn còn nên việc kiểm soát hạ lãi suất phải thực hiện từng bước thận trọng.
Vừa qua chúng ta giảm lãi suất xuống 9% rất nhanh, bình quân mỗi quý 1%, nhưng giảm từ 9% xuống 8% thì cần rất nhiều thời gian vì riêng CPI tháng 9 đã tăng 2,2%.
Việc có tiếp tục giảm lãi suất năm 2013 hay không còn phụ thuộc nhiều vào khả năng kìm chế lạm phát. Đây là câu chuyện “con gà quả trứng” vì tín hiệu về lãi suất là tín hiệu ảnh hưởng kỳ vọng lạm phát.
Có áp dụng trần lãi suất cho vay thời gian tới hay không, chúng ta đã bàn rất nhiều. Nếu năm ngoái áp dụng trần cho vay chung thì không có tăng trưởng kinh tế ở mức 5%.
Như lĩnh vực bất động sản, nhiều năm qua lĩnh vực này tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ nên các DN chấp nhận vay với lãi suất cao nhất.
Nếu áp trần thì tín dụng của ngân hàng sẽ bị hút vào đây, không chảy vào lĩnh vực khác. Cho nên, trần lãi suất cho vay chung đã, đang và sẽ không đặt ra.
Nhưng với lĩnh vực cụ thể vẫn áp dụng trần lãi suất, đặc biệt là với 4 lĩnh vực ưu tiên (công nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa) và lĩnh vực công nghệ cao.
Trong năm tới NHNN sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng với lãi suất hợp lý hơn cho các lĩnh vực ưu tiên.
Nợ xấu còn 8%?
Nhiều ý kiến cho rằng xử lý nợ xấu năm 2012 quá chậm?
Nói thế vừa đúng vừa không đúng. Đúng là nợ xấu phải xử lý càng nhanh càng tốt, không đúng vì phải xử lý trong bối cảnh của Việt Nam. Như chính phủ Mỹ đưa ra một cục tiền, mua đứt luôn các khoản nợ, không cần biết nợ đó tốt hay xấu đến mức nào.
Còn ở ta, nguồn lực lấy ở đâu. Chúng ta xử lý được như giai đoạn vừa qua không phải chậm mà là quá quyết liệt. Đến nay các khoản nợ xấu được các tổ chức tín dụng cấu lại đến tháng 10-2012 cỡ 250.000 tỷ đồng, tương ứng 8% dư nợ tín dụng.
Năm nay trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng dự tính 90.000 tỷ đồng và hiện đã trích được 78.000 tỷ đồng. Đầu năm ngân hàng xử lý được 12.000-15.000 tỷ đồng rồi.
Những gì hệ thống ngân hàng có thể làm được đã làm hết sức. Nợ xấu là của nền kinh tế, làm sao chỉ có NHNN giải quyết hết được? Chúng tôi chỉ biết cố gắng, còn phụ thuộc cả hệ thống chính trị.
Năm 2012 giá vàng biến động lớn, chênh lệch giá cao. Năm 2013, NHNN có chính sách gì để giá vàng trong nước sát với thế giới?
Nghị định 24 không đặt vấn đề giá trong nước – thế giới sát nhau mà đặt vấn đề bình ổn thị trường ở dưới góc độ bình ổn vĩ mô. Tôi đã trả lời trước Quốc hội, nếu đặt lại vấn đề sát với giá thế giới thì có nghĩa xóa sổ Nghị định 24.
Còn chênh lệch vừa qua do có nguyên nhân khách quan, vừa qua không có những cơn sốt vàng. Nhu cầu mua vàng của người dân vẫn có nhưng không tạo ra sốt vàng. Còn ai đang mua vàng thì đấy chính là các tổ chức tín dụng đang mua vào để tất toán trạng thái.
Vàng không phải là mặt hàng quốc kế dân sinh, thiết yếu, trong Luật giá không thuộc diện hàng bình ổn.
Đất nước còn nghèo, để làm ra một đồng ngoại tệ đổi bằng nhiều mồ hôi, nước mắt. Mấy ông kinh doanh vàng cớ gì phải sát với thế giới, chỉ tạo ra cơ hội cho họ kiếm lợi.
Thống kê từ tháng 6 đến nay hệ thống ngân hàng mua vào 60 tấn vàng, tương đương 3 tỷ USD. Nếu nhập khẩu số vàng tương đương 3 tỷ USD thì tỷ giá biến động rất lớn.
Trước đây chênh lệch vàng trong nước và thế giới 400.000 đồng mà chúng ta đã chao đảo nay chênh đến lên đến 5 triệu đồng/lượng mà không có vấn đề gì.
“Cái tôi không hài lòng năm qua đó là đồng thuận của báo chí chưa cao. Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm thì khó khăn mà các đồng chí gây ra cho chúng tôi phải chiếm tới 40-50%”- Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời phóng viên khi được hỏi ông hài lòng và chưa hài lòng nhất về những việc đã làm được trong năm qua. |
Phạm Tuyên
ghi