TP - “Vấn đề từ chức trên thế giới rất bình thường, nhưng ở nước ta lại bất thường và chúng ta cần biến điều bất thường này trở thành điều bình thường, để đội ngũ cán bộ ý thức hơn về trách nhiệm của mình trong công việc”, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chia sẻ về văn hoá từ chức.
TPO - Theo Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, “không có nước nào đưa chuyện từ chức thành văn hóa”; do đó cần sức ép trong nội bộ Đảng, cũng như trong xã hội, buộc người vi phạm phải từ chức.
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, để việc từ chức trở thành một tiền lệ cần tiếp tục thực hiện nghiêm, đồng bộ các quy định của Đảng. “Nếu chúng ta kiên trì, làm nghiêm thì đến một lúc nào đó, văn hóa từ chức có thể sẽ được hình thành”, ông nói.
TPO - Mới đây ngành Y chứng kiến một cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo vô cùng đặc biệt, khi Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương Bạch Quốc Khánh, dù đủ điều kiện và thời gian công tác nhưng lại xin được thôi tái bổ nhiệm để làm chuyên môn, nhường vị trí lãnh đạo cho đồng nghiệp kế cận.
TPO - Tại hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng lần thứ sáu khóa XIII đang diễn ra tại Hà Nội, các ông Nguyễn Thành Phong, Bùi Nhật Quang và Huỳnh Tấn Việt trước đó đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo, nay Ban Chấp hành TƯ Đảng nhất trí cho thôi Ủy viên TƯ và hội nghị đã có nhiều phát biểu khuyến khích những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, bị kỷ luật nên từ chức.
TP - Theo TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, việc xây dựng văn hóa trong Đảng cũng là một trong những vấn đề cần nhấn mạnh để chống tham nhũng, tiêu cực. TS Nguyễn Tiến Dĩnh cũng cho rằng, khi đã có quy định chung của Đảng, việc từ chức sẽ nhẹ nhàng hơn và dần dần sẽ trở thành “văn hóa từ chức”.
TP - Theo đại biểu quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), trường hợp ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn xin từ chức ngay sau khi được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH Một thành viên là bằng chứng sống động cho thấy “xin từ chức cũng không dễ”. Vì thế, đã đến lúc cần nghiên cứu để luật hóa việc từ chức, vốn được đề cập nhiều trong các văn bản, nghị quyết của Đảng.
TP - “Đã đến lúc chúng ta cần tổng kết, xem những lần lấy phiếu tín nhiệm có tác động như thế nào đến văn hoá từ chức? Có tác động đến danh dự, uy tín, đặc biệt là liêm sỉ của cán bộ hay không?”, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội nêu vấn đề khi trò chuyện cùng PV Tiền Phong.
TP - “Chưa bao giờ như bây giờ, sự đòi hỏi từ Nhân dân một cách nghiêm khắc với đứa con nòi của mình là Đảng, với công bộc của mình là bộ máy công chức của Nhà nước trước vận mệnh của quốc gia. Tất cả vì sự vững mạnh của đất nước, sự trường tồn của dân tộc”. Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhận định trong cuộc trao đổi với Tiền Phong xung quanh Dự thảo quy định về nêu gương của Đảng.
TPO - Ngày mai 10/6, Quốc hội (QH) sẽ lần đầu tiên trong lịch sử tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với 47 chức danh do QH bầu và phê chuẩn.
TP - Do dư luận, cơ chế xã hội còn nặng nề, nhiều cán bộ, đảng viên không đủ dũng khí để từ chức; cần có quy chế giám sát đối với người đứng đầu cơ quan đơn vị, nguyên Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Cuông trao đổi với Tiền Phong.
TP - Cuối tuần qua, Tổng thống Đức Christian Wulff đã chính thức tuyên bố từ chức sau vụ bê bối vay nợ cá nhân lớn từ vợ một người bạn giàu có thời ông còn là thống đốc bang Hạ Saxony.
TPO - Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara đã từ chức, sau khi bị chỉ trích về việc nhận tiền quyên góp chính trị từ một công dân nước ngoài. Quyết định trên được ông Maehara đưa ra vào hôm qua, 6-3, trong một cuộc họp báo được phát sóng trực tiếp trên truyền hình.