Văn Dương Thành triển lãm tranh về Bùi Xuân Phái

Họa sỹ Văn Dương Thành bên bức chân dung Bùi Xuân Phái mà chị vẽ
Họa sỹ Văn Dương Thành bên bức chân dung Bùi Xuân Phái mà chị vẽ
TP - Ngày 10/12, triển lãm “100 năm Bùi Xuân Phái, tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp” diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với 50 bức tranh của Văn Dương Thành; trong đó có các bức chân dung danh họa nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông ( 1920 - 2020), 50 bức tranh của các họa sỹ nhí.

Văn Dương Thành chia sẻ: “Tôi vô cùng xúc động được trở về Viện Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, cái nôi của hội họa quê hương, cũng là nơi khi tôi 20 tuổi đã vinh hạnh có tác phẩm Hoa Cúc Vàng được giải thưởng và tuyển chọn cùng 12 tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phái trưng bày vĩnh viễn tại tòa nhà này”.

Với 50 bức tranh sơn dầu và sơn mài của Văn Dương Thành, khán giả quay về hồi ức Bùi Xuân Phái với bạn bè thân thiết. Ngôi nhà 87 phố Thuốc Bắc là nơi ông sinh ra, góc phố cổ Hàng Thiếc, Hàng Gà ông gắn bó, những Ô Quan Chưởng, Tháp Rùa Hồ Gươm cho đến những góc nhỏ Chợ Gạo, ngõ Phất Lộc… mà ông đã yêu thương và vẽ trong hàng nghìn bức tranh nhỏ . 

Có căn phòng 24m2, nơi gia đình 7 người sinh sống và làm việc - cũng là nơi tác phẩm bất hủ của danh họa ra đời và đi tới Bảo tàng Louvre, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Thụy Điển và các bộ sưu tập danh giá. 

Danh họa Bùi Xuân Phái là người thầy lớn của Văn Dương Thành. Văn Dương Thành cùng 4 họa sỹ nhí mở cuộc triển lãm này để ghi nhớ, tôn vinh người thầy đã dìu dắt mình bước vào thánh đường hội họa.

Ngoài các bức vẽ chân dung Bùi Xuân Phái, Văn Dương Thành còn trưng bày bức vẽ chân dung thi hào Puskin, Sô - Panh, Mahatma Gandhi… những người mà danh họa yêu mến. 

Để tiếp nối, lan tỏa giá trị bất hủ của Bùi Xuân Phái, trong những năm gần đây, họa sĩ Văn Dương Thành, người được xem là “nàng thơ” trong tranh Bùi Xuân Phái, đã tận tâm dạy vẽ cho thế hệ học trò từ 10 - 15 tuổi. Một lớp trẻ em vẽ Bùi Xuân Phái như cách để ghi nhớ bậc thầy của hội họa Việt Nam.

Nữ họa sĩ cho biết: “Những đứa trẻ chưa từng biết đến Bùi Xuân Phái mà có thể vẽ danh họa rất giống, rất đẹp và có hồn”. Trần Khánh Linh, 15 tuổi chia sẻ: “Lần đầu con học với họa sĩ Văn Dương Thành vào năm 2015. Đối với con, vẽ là một thứ gì đó vô cùng khó và nghệ thuật vốn không phải là điểm mạnh của con. Tuy nhiên chỉ sau buổi học đầu tiên, con thấy tự tin hơn rất nhiều và đã có thể tự vẽ một bức tranh. Không chỉ vẽ đẹp mà quan trọng hơn, tâm hồn của con trở nên bay bổng, nhạy cảm với thiên nhiên và các đồ vật xung quanh hơn, khả năng quan sát mọi vật của con vượt bậc so với trước. Con cũng hiểu biết, cảm nhận về hội họa và nghệ thuật tốt hơn nhiều”.

Đây sẽ là lần đầu tiên các tác giả nhí Nguyễn Linh Chi (12 tuổi), Nguyễn Quang Minh (15 tuổi), Lê Châu Anh (13 tuổi), Trần Khánh Linh (15 tuổi) vinh dự triển lãm 50 bức tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật. Tranh của các em đạt giá trị mỹ thuật, kiến thức hội họa vững, mỗi cây bút thể hiện một cá tính mạnh mẽ. Chân dung danh họa Bùi Xuân Phái được các em thể hiện rất đẹp; hình ảnh phố cổ Hà Nội, nơi ông sinh ra được diễn tả sinh động với những mảng màu khi mạnh mẽ đối lập, khi êm ái dịu dàng.        

MỚI - NÓNG
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
TPO - Đường Lê Đức Anh đi qua các khu đô thị cao cấp, kiểu mẫu thuộc phường Thủy Vân (TP. Huế) thời gian gần đây luôn trong tình trạng ngập nước, mặt đường bị các phương tiện vận tải cày xới, băm nát nhưng không được duy tu, sửa chữa kịp thời khiến tai nạn xe cộ thường xuyên xảy ra. 
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
TP - Qua bàn tay khéo léo, kiên trì của người thợ lão luyện, những chiếc quạt cổ sáng bóng trở lại và chạy êm ru. Quạt cổ phả ra làn gió nhẹ, mơn man khiến chủ nhân như đang được ngồi giữa cánh đồng bát ngát. Trong thời buổi con người vật lộn, sống gấp như hiện nay thì ai cũng muốn có được những giây phút thư thái như thế…