Vách đá 30 năm lại 'đẻ trứng' khiến giới khoa học bối rối

Những viên đá hình trừng thành hình trên vách đá. Ảnh: Asiawire.
Những viên đá hình trừng thành hình trên vách đá. Ảnh: Asiawire.
Một vách đá nhỏ ở Trung Quốc cứ 30 năm lại "đẻ" ra những viên đá hình quả trứng gây sửng sốt cho các nhà khoa học.

Những người dân địa phương tại châu tự trị Kiềm Nam thuộc tỉnh Quý Châu phía tây nam Trung Quốc rất kinh ngạc khu bắt gặp những quả trứng đá trơn nhẵn và tròn trịa thành hình nhô ra trên vách đá và rơi xuống đất sau đó, Sun hôm 12/9 đưa tin. Vách đá được đặt tên là Chan D Ya (Sản Đản Nhai), có nghĩa là "vách đá đẻ trứng" trong tiếng Trung Quốc.

Vách đá 30 năm lại 'đẻ trứng' khiến giới khoa học bối rối ảnh 1 Các nhà khoa học chưa thể lý giải nguyên nhân vách đá "đẻ trứng". Ảnh: Asiawire.
Kết quả kiểm tra cho thấy loại đá lấy ở Chan Dan Ya hình thành cách đây 500 triệu năm trong kỷ Cambri. Tuy nhiên, vách đá đặc biệt thuộc núi Gandeng này được tạo thành từ đá vôi phổ biến ở nhiều khu vực trên Trái Đất. Trong những quả trứng đá chứa một lượng lớn trầm tích.
Vách đá 30 năm lại 'đẻ trứng' khiến giới khoa học bối rối ảnh 2 Người dân thường mang những quả trứng đá về nhà vì tin rằng chúng đem lại may mắn. Ảnh: Asiawire.
Các chuyên gia cho rằng hình dáng tròn như quả trứng của các viên đá là kết quả từ sự khác biệt trong thời gian xói mòn của mỗi loại đá. Nhưng họ vẫn chưa thể lý giải những viên đá được bào nhẵn theo hình dạng tròn như thế nào, hay tại sao cả khu vực địa chất có niên đại nửa tỷ năm lại chứa thành phần đá vôi.

Vách đá chỉ dài 20 m và cao 6 m. Nhiều người dân làng đem những viên trứng đá về nhà vì họ tin rằng chúng đem lại may mắn và phúc lành. Đó là lý do chỉ có khoảng 70 viên đá được bảo tồn.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.