Ước mơ của hai học sinh nghèo

TP - Nguyễn Thị Bình (SN 1998) và Giàng Mí Quảng (SN 1994) là 2 học sinh học giỏi khối lớp 11 của trường THPT Trần Hưng Đạo (huyện Krông Bông, Đắk Lắk). Gia cảnh nghèo khó, con đường đến trường lắm chông gai, cả 2 em vẫn nuôi rất nhiều mơ ước ...

Ước mơ của hai học sinh nghèo ảnh 1 Bình (bên phải) cùng cô giáo chủ nhiệm

“Mọt sách” chong đèn từ nửa đêm

Nguyễn Thị Bình hay “Bình mọt sách” của lớp 11A5 được nhiều bạn bè quý mến không chỉ vì chăm ngoan, học giỏi mà còn là người con hiếu thảo.

Tại thôn Điện Tân, xã Cư Pui (huyện Krông Bông), mới 44 tuổi nhưng tóc bà Thi mẹ Bình đã bạc trắng, nhiều vết chân chim hằn sâu trên gương mặt. Bà Thi bị bệnh nặng từ nhiều năm nay. Nhà nghèo, mẹ ốm đau, Bình càng cố gắng học giỏi với hy vọng tương lai tươi sáng hơn.

Mười năm liền Bình đạt danh hiệu học sinh giỏi. Học lớp 4, Bình được nhận học bổng của chương trình khuyến học “Đèn đom đóm”. Học lớp 9 Bình được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa của huyện. Cháy bỏng ước mơ được du học chuyên ngành Hóa nên Bình nỗ lực học tiếng Anh.

Ngoài giờ học trên lớp, em tranh thủ lên mạng xã hội, các trang web dạy học tiếng Anh miễn phí, mượn thêm nhiều loại sách liên quan để bổ sung kiến thức cho mình.

Đều đặn, mỗi ngày đến trường Bình lại lên thư viện mượn sách đọc. Mẹ Bình cho biết: Cháu luôn tự giác học hành. Ngoài 2 - 3 tiếng học bài mỗi tối, đúng 5 giờ sáng cháu thức dậy ôn lại bài. Nhiều hôm nửa đêm nó đã thức dậy, ôm cuốn sách dày cộm ngồi đọc say sưa.

Không chỉ hiếu học, Bình còn rất hiếu thảo. Cứ về đến nhà, em lại tất bật dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước giúp mẹ. Ngày nghỉ, em lên rừng hái măng hoặc đi làm cỏ, làm rẫy thuê để kiếm thêm thu nhập. Bình tâm sự: “Em chỉ có mỗi mẹ, vì thế chỉ cần mẹ khỏe mạnh là em vui rồi. Em sẽ cố gắng học giỏi để báo đáp công ơn của mẹ”. 

Cô Lê Thị Kim Cương, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A5 tự hào: “Bình là học trò ngoan, học giỏi và hiếu thảo. Chúng tôi nhìn thấy sự nỗ lực của em trong từng buổi học. Em là tấm gương sáng cho các bạn trong lớp học tập và noi theo”.

Vác xe đạp đến trường

Ngôi nhà xiêu vẹo của Giàng Mí Quảng, người dân tộc Mông, học sinh lớp 11A1 nằm sâu trong thôn Cư Rang, xã Cư Pui, cách trường học khoảng 12 km. Con đường làng nhiều ổ voi, ổ gà lại ngoằn ngoèo khiến Quảng đi học rất khó khăn. Cứ tưởng có xe đạp, việc đi lại sẽ dễ dàng hơn nhưng đường xấu, xe cũng nát bươm nên nhiều khi Quảng vác xe cả đoạn dài. 

Ước mơ của hai học sinh nghèo ảnh 2

Giàng Mí Quảng (trái) cùng bạn đang ôn bài

Quảng sinh ra ở tỉnh Tuyên Quang, học hết lớp 3 thì gia đình chuyển vào huyện Krông Bông. Gia cảnh nghèo, nhà xa trường nhưng Quảng một mực đòi đi học tiếp. Trong nhà Quảng, tài sản có giá trị nhất là chiếc tivi màu.

“Nhà em bán hết sắn cho chủ hàng nhưng mãi không thấy họ trả tiền, bố qua hỏi thì họ đã bỏ trốn, chỉ còn lại chiếc tivi này nên bố đành mang nó về, thay vì lấy được tiền”, Quảng kể. 

Dù nghèo khó bủa vây, mẹ lại hay đau ốm nhưng Quảng luôn đứng đầu lớp về thành tích học tập, giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi do nhà trường tổ chức.

Quảng tâm sự: Em phấn đấu học giỏi để sau này làm bác sĩ chữa bệnh cho bà con trong thôn! Ở đây rất ít em nhỏ được đến trường. Em học để thay đổi cuộc sống của mình, gia đình và cách nhìn nhận của buôn làng về việc học hành.

Nhận xét về học trò của mình, thầy Nguyễn Công Lam, phó Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo, cho biết: Thật đáng mừng khi có những học trò vượt khó, học giỏi như Nguyễn Thị Bình, Giàng Mí Quảng. Chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ, tạo điều kiện để các em theo đuổi ước mơ của mình.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.