Ủng hộ trao quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành

TP - Dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ GD&ĐT soạn thảo có nội dung mới là đề xuất trao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ của các nhà giáo cũng như các chuyên gia.

Bà Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ, quận Đống Đa (Hà Nội), cho biết, từ trước đến nay, trường học chỉ được quyền tuyển dụng giáo viên hợp đồng. Còn nhà trường thiếu giáo viên biên chế các bộ môn sẽ đề xuất trình lên cấp trên và cấp trên trình ngành Nội vụ. Ngành Giáo dục sẽ phối hợp với Nội vụ để tuyển dụng nhà giáo và giao về cho các trường thiếu. “Do đó nếu trả quyền tuyển dụng đội ngũ cho ngành Giáo dục sẽ giảm được những phiền hà về thủ tục hành chính đồng thời cũng trả quyền tự chủ cho ngành. Khi đó, câu chuyện tuyển dụng con người cho ngành sẽ thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh, trúng, đúng nhu cầu. Khi giao quyền cho ngành vẫn nên có sự tương tác phối hợp với các ngành khác nhằm quản lý hài hòa, không để xảy ra tình trạng thừa thiếu cục bộ”, bà Yến nói.

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, chia sẻ, công tác quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay bộc lộ một số khó khăn, hạn chế. Tại các địa phương, quản lý nhân sự thuộc phòng Nội vụ vì vậy hầu hết UBND cấp huyện giao cho phòng Nội vụ chủ trì tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều chuyển, bổ nhiệm nhà giáo. “Điều này hạn chế vai trò tham mưu của Phòng GD&ĐT về chuyên môn dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu cục bộ. Việc bố trí đội ngũ về cả số lượng, chất lượng, cơ cấu cũng phụ thuộc trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện”, ông Thành nói.

Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay cả nước có gần 1,6 triệu nhà giáo, chiếm số lượng lớn trong tổng số nguồn nhân lực của quốc gia. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng từng nói rằng, ngành Giáo dục không nắm quyền tuyển dụng giáo viên mà chỉ ở vai luôn luôn đi “kiến nghị, đề xuất”.

Theo ông Thành, các quy định hiện hành cũng gặp khó khăn về thuyên chuyển viên chức giữa các đơn vị trực thuộc. Hay quy định phân cấp quản lý cũng dẫn đến không thực hiện được việc điều động giáo viên từ huyện này sang huyện khác. “Ví dụ tại Nghệ An, hiện nay đội ngũ giáo viên các cấp được giao còn thiếu so với định mức quy định của Bộ GD&ĐT. Cơ cấu giáo viên chưa hợp lý, tình trạng thừa thiếu cục bộ ở một số bộ môn cấp học tiểu học, THCS, THPT do thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, ông Thành thông tin.

Ủng hộ trao quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành ảnh 1

Giờ lên lớp của giáo viên trung học cơ sở

Từ thực tế đó, ông Thành cho rằng, phải đổi mới công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nhà giáo, trong đó cần có điều kiện, tiêu chuẩn riêng và phân cấp cho cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng nếu đáp ứng yêu cầu là cần thiết.

Quản lý chồng chéo

Góp ý cho Dự thảo Luật Nhà giáo, ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cũng cho rằng, việc quản lý biên chế còn chồng chéo giữa cơ quan Nội vụ và Giáo dục. Do đó, ngành Giáo dục không chủ động được việc phân bổ, điều động, bố trí sử dụng biên chế giáo viên, nhất là giáo viên thuộc cấp học THCS, Tiểu học, giáo dục Mầm non để thực hiện nhiệm vụ hằng năm giữa các địa phương trong tỉnh. Nhiều cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT. “Từ những bất cập, hạn chế đó, cần xem phân cấp quản lý đội ngũ nhà giáo đảm bảo sự thống nhất trong tuyển dụng, sử dụng. Trong đó, giao thẩm quyền cho Sở GD&ĐT chủ trì quản lý nhà giáo trên địa bàn cấp tỉnh”, ông Bằng nói.

Một chuyên gia khác cũng nói, ở đây đang có nghịch lý, ngành giáo dục không nắm quyền tuyển dụng, điều động giáo viên sẽ dẫn đến bất cập, chỗ thừa chỗ thiếu. Tuy nhiên cũng cần phải cân nhắc vấn đề giao quyền tuyển dụng cho các cơ sở giáo dục. Yêu cầu phải chọn người có năng lực, làm được việc, nhưng liệu hiệu trưởng, trưởng phòng GD&ĐT nếu được trao quyền liệu có chọn được người như mong muốn hay sẽ bị tác động bởi chỗ này, chỗ khác.

Thảo luận tại phiên họp ở tổ, đại biểu Thái Văn Thành (đoàn Nghệ An): “Lâu nay, chúng ta nói đội ngũ nhà giáo thiếu khoảng 120.000 người, trong đó 72.000 người chưa tuyển dụng được. Nguyên nhân chậm tuyển dụng là do nhiều tầng lớp, như qua phòng nội vụ rồi quay ngược lại phòng giáo dục, rồi lại quay trở về phòng nội vụ, 3-4 vòng làm chậm tuyển dụng, dẫn đến khai giảng năm học mới rồi nhưng giáo viên vẫn chưa có”.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Linhdangchi

Không nên trao quyền này cho cơ quan quản lý giáo dục, họ nên tập trung vào chuyên môn. Nếu trao quyền này sẽ phát sinh nhiều tiêu cực đã từng xảy ra trong quá khứ. Nhất là việc thuyên chuyển giáo viên 1 cách vô trách nhiệm, thậm chí 1 số giáo viên phải trả bằng tiền và tình để được công tác gần nhà, điều mà họ hoàn toàn đáng được ưu tiên

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công an thông tin việc điều tra sai phạm tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

Bộ Công an thông tin việc điều tra sai phạm tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

TPO - Chiều 4/4, tại cuộc họp báo, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) đã thông tin về tiến độ điều tra sai phạm liên quan đến hai dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Hà Nam.
Chủ tịch HĐQT Công ty Cây xanh Công Minh bị truy nã quốc tế

Chủ tịch HĐQT Công ty Cây xanh Công Minh bị truy nã quốc tế

TPO - Chiều 4/4, tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Trần Văn Hùng – Phó Cục trưởng Cục An ninh điều tra (A09), thông tin về việc ông Nguyễn Công Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Cây xanh Công Minh đã bị khởi tố và truy nã quốc tế với cáo buộc gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước.
Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục từ chiến thần livestream đến vòng lao lý

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục từ chiến thần livestream đến vòng lao lý

TPO - Tối 4/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an, xác nhận Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi Sản xuất hàng giả là thực phẩm xảy ra tại Công ty Cổ phần Asia Life và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị em Rọt, có trụ sở tại TP.HCM và Đắk Lắk.
Trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Kim Tiến trong sai phạm tại Dự án Bệnh viện Bạch Mai - Việt Đức cơ sở 2

Trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Kim Tiến trong sai phạm tại Dự án Bệnh viện Bạch Mai - Việt Đức cơ sở 2

TPO - Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm trong quá trình triển khai Dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 giai đoạn 2014–2024 đã nêu rõ trách nhiệm trực tiếp của nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cùng hai nguyên Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Viết Tiến trong việc để xảy ra các vi phạm này.
Sai phạm tại dự án cơ sở 2 BV Bạch Mai- Việt Đức: Bộ Y tế bị yêu cầu bồi thường hơn 354 tỷ đồng

Sai phạm tại dự án cơ sở 2 BV Bạch Mai- Việt Đức: Bộ Y tế bị yêu cầu bồi thường hơn 354 tỷ đồng

TPO - Tại kết luận thanh tra dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế tiến hành kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Y tế được phân công phụ trách 2 dự án trong từng thời kỳ đồng thời thực hiện bồi thường hơn 354 tỷ đồng.