TPO - Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc giải quyết các vấn đề phân định biển với các nước láng giềng nhờ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Việt Nam cũng luôn coi Công ước là cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động hợp tác trên biển.
TPO - Để thể hiện thiện chí và trách nhiệm, Việt Nam đã thông báo cho các nước liên quan qua kênh ngoại giao về việc nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới Thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
TPO - Việt Nam vừa giới thiệu PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh - Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS).
TPO - Sáng 5/5, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu, đã đồng chủ trì cuộc hội đàm quân sự cấp cao, nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ quốc phòng song phương, vì sự hợp tác phát triển giữa hai nước, hai dân tộc.
TPO - Việt Nam tái khẳng định quan điểm rằng các tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có việc thông qua các cơ chế pháp lý quốc tế. Việt Nam mong muốn trở thành địa điểm mới được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp quốc tế ở khu vực và trên thế giới.
TPO - Việt Nam nhấn mạnh các quốc gia cần tiếp tục tôn trọng và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và luật pháp quốc tế, cùng nhau hợp tác, đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hoà bình, ổn định, trật tự pháp lý trên biển, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy phát triển bền vững biển và đại dương.
TPO - Phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng thế giới đang phải đối mặt với những thách thức an ninh trên biển ngày càng phức tạp, đồng thời nêu 3 đề xuất quan trọng để ứng phó hiệu quả với những thách thức đó.
TPO - Ngày 16/9, ba nước Pháp, Đức và Vương quốc Anh gửi Công hàm cùng một nội dung tới Ban thư ký Liên Hợp Quốc để bày tỏ lập trường chung của ba nước về các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông.
TPO - Kể từ ngày 1/8 vừa qua, một phiên bản sửa đổi quy định hàng hải của Trung Quốc từ năm 1974, trong đó định nghĩa lại vùng biển giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam tuyên bố đây là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị.
TPO - Philippines hôm qua nhắc lại lời kêu gọi tuân thủ phán quyết mà Tòa trọng tài quốc tế đưa ra năm 2016, trong đó bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên hầu khắp biển Đông.
TPO - Mỹ vừa gây chú ý với việc gửi công hàm lên Liên Hợp quốc để phản đối các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông. Trước đó, một cuộc chiến công hàm đã diễn ra, bắt đầu từ báo cáo của Malaysia.
TPO - Trong xu thế hướng ra đại dương, tăng cường hợp tác biển và đại dương toàn thế giới nói chung, chúng ta thấy không khỏi lo ngại trước các thách thức nổi lên đối với hoà bình và ổn định ở biển Đông, trong đó có các hoạt động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế xảy ra trên các vùng biển khu vực, trong đó có vùng biển của Việt Nam.
TPO - Về việc Uỷ ban Chính pháp trung ương Trung Quốc vừa qua thông báo triển khai giàn khoan Hải Dương 982 ra vùng biển sâu, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định các cơ quan chức năng Việt Nam đang theo dõi và xác minh thông tin.
TPO - Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các Hội nghị liên quan, chiều 30/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc gặp song phương Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Masurdi tại Bangkok, Thái Lan.
TPO - Sau 3 năm Tòa trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại những đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên biển Đông, một sự thực càng trở nên rõ ràng là Bắc Kinh hoàn toàn không có ý định tuân thủ luật pháp quốc tế.
TPO - Việt Nam quan ngại sâu sắc trước việc Bộ biển và Nghề cá cùng một số lực lượng trên biển Indonesia bắt giữ và tiêu huỷ tàu cá của Việt Nam. Đây là hành động không phù hợp với quan hệ song phương, trái với Công ước LHQ về Luật Biển 1982.
TPO - Trong những ngày từ 9 -12/5, Trung Quốc tiếp tục tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.