Tranh chấp biến Đông: Tiền lệ nguy hiểm khi diễn giải luật trái chuẩn chung

Tranh chấp biến Đông: Tiền lệ nguy hiểm khi diễn giải luật trái chuẩn chung
TPO - Trong xu thế hướng ra đại dương, tăng cường hợp tác biển và đại dương toàn thế giới nói chung, chúng ta thấy không khỏi lo ngại trước các thách thức nổi lên đối với hoà bình và ổn định ở biển Đông, trong đó có các hoạt động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế xảy ra trên các vùng biển khu vực, trong đó có vùng biển của Việt Nam. 
Tranh chấp biến Đông: Tiền lệ nguy hiểm khi diễn giải luật trái chuẩn chung ảnh 1

Thứ trưởng Lê Hoài Trung phát biểu khai mạc hội thảo

Việc đơn phương diễn giải luật quốc tế trái với chuẩn mực chung và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế làm giảm lòng tin vào luật pháp quốc tế, xói mòn thượng tôn pháp luật và có thể trở thành tiền lệ nguy hiểm đe doạ hoà bình, ổn định hoà bình, an ninh ở khu vực và quốc tế.

Đó là phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung tại phiên khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế biển Đông lần thứ 11: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung khẳng định, an ninh và an toàn hàng hải biển Đông có ý nghĩa rất to lớn đối với thương mại toàn cầu và thịnh vượng chung của thế giới. Khi trọng tâm kinh tế, chính trị thế giới đang dịch chuyển mạnh mẽ và có tác động nhiều lên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, biển Đông càng có giá trị chiến lược quan trọng.

Các sáng kiến chiến lược quan trọng của các cường quốc hay của ASEAN đều lấy biển Đông làm trung tâm và có cấu phần quan trọng liên quan đến biển Đông. Do đó, mọi hoạt động trên biển Đông không chỉ là mối quan tâm của các quốc gia khu vực mà còn thu hút sự quan tâm và ảnh hưởng đến lợi ích của cả cộng đồng quốc tế. 

Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) được biết đến như hiến pháp về đại dương, với 168 thành viên, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương và tài nguyên biển hiện nay. 

Theo Thứ trưởng, bài học kinh nghiệm về hợp tác biển và đại dương quốc tế, trong đó có hợp tác tại khu vực biển Đông cho thấy, để thúc đẩy hợp tác biển hiệu quả cần các yếu tố sau đây:

Một, các quốc gia cần có ý chí chính trị trong thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung, đặc biệt là trong các vấn đề bảo đảm hoà bình.

Hai, cần có cách hiểu thống nhất về luật biển quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Ba, có cơ chế quản lý và hợp tác biển thích hợp.

Bốn, có sự tham gia tích cực của các chủ thể nhà nước và phi nhà nước.

Năm, cần có lòng tin vào môi trường luật pháp quốc tế và lòng tin vào các cơ chế và thể chế chung. Trong xu thế hướng ra đại dương, tăng  cường hợp tác biển và đại dương toàn thế giới nói chung, chúng ta không khỏi lo ngại trước các thách thức nổi lên đối với hoà bình và ổn định ở biển Đông, trong đó có các hoạt động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế xảy ra trên các vùng biển khu vực, trong đó có vùng biển của Việt Nam. 

“Việc đơn phương diễn giải luật quốc tế trái với chuẩn mực chung và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế làm giảm lòng tin vào luật pháp quốc tế, xói mòn thượng tôn pháp luật và có thể trở thành tiền lệ nguy hiểm đe doạ hoà bình, ổn định hoà bình, an ninh ở khu vực và quốc tế”, Thứ trưởng nói. 

Theo Thứ trưởng, các nhà nghiên cứu chỉ ra 5 thuận lợi và 3 thách thức trên biển Đông. 

Nhìn tổng thể, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung. Chúng ta có Hiến chương về đại dương, chính là UNCLOS 1982, trở thành khuôn khổ pháp lý để giải quyết các vấn đề tranh chấp, đặc biệt là trong quan hệ giữa các nước. Biển Đông nằm trong khu vực được cộng đồng quốc tế quan tâm. Các quốc gia ven biển đều coi trọng thúc đẩy hoà bình ổn định và hợp tác. Chúng ta có kinh nghiệm về hợp tác, về giải quyết tranh chấp chồng lấn thông qua đàm phán và các biện pháp khác nhau, theo đúng Chương 6 của Hiến chương LHQ, là chương về nghĩa vụ giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế. Đó là các biện pháp tìm hiểu sự thật, trung gian, hoà giải, thương lượng, trọng tài, và tố tụng pháp lý quốc tế. Trong Hiến chương LHQ và UNCLOS có đầy đủ cơ chế để chúng ta áp dụng. Dù trên thực tế cho đến nay vẫn có những vấn đề liên quan đến hợp tác, xử lý các vấn đề chồng lấn, tranh chấp.

Ba thách thức được các nhà nghiên cứu cứu chỉ ra gồm: Khi có những vấn đề liên quan đến tranh chấp và khác biệt trong quá trình hợp tác, có phải các nước dựa trên luuật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 để đưa ra lập trường của mình hay không; thực tế là có những vấn đề tồn tại khách quan, trong đó có vấn đề chồng lấn, tranh chấp; làm sao để hợp tác mạnh hơn chứ không để căng thẳng lấn át.

Thứ trưởng kỳ vọng Hội thảo sẽ làm tìm ra cách bảo đảm tính hiệu quả của UNCLOS 1982 nói riêng và thượng tôn pháp luật nói chung, làm sao để thu hẹp được khoảng cách trong việc diễn giải UNCLOS 1982 trên thực tế. Thứ trưởng cho rằng cũng cần tìm ra cách thức để các cơ chế đa phương tiếp tục có vai trò quan trọng trong việc bàn bạc, tìm kiếm giải pháp và thúc đẩy hợp tác trong khu vực. 

Thứ trưởng cho rằng trong khi đề cao vai trò của Liên Hợp quốc, chúng ta cần suy nghĩ làm sao để phát huy vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế hợp tác khu vực. Nhiều cơ chế hợp tác có sự tham gia của bên ngoài và các tổ chức quốc tế

Với vai trò Chủ tịch Asean 2020, Việt Nam hy vọng sẽ cùng các đối tác thúc đẩy nâng cao hiệu quả hợp tác của ASEAN để giải quyết các thách thức biển, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nói.

Biển Đông không chỉ là tranh chấp

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Vũ Tùng, giám đốc Học viện  Ngoại giao, cho biết Hội thảo Biển Đông lần thứ 11 năm nay sẽ có một số điểm mới đáng chú ý sau so với các năm trước:

Thứ nhất, hội thảo khuyến khích một cách nhìn rộng mở về vấn đề biển Đông. Biển Đông không nên được hiểu chỉ là các tranh chấp chủ quyền, tranh chấp vùng biển và tài nguyên giữa các nước ven Biển Đông. Biển Đông cần được nhìn nhận như một vùng biển kết nối giữa các đại dương, nơi gặp gỡ lợi ích giữa các nước trong và ngoài khu vực, là nơi các quốc gia mong muốn duy trì sự thượng tôn của luật pháp quốc tế và là nơi các nước trong và ngoài khu vực đối thoại, phát triển hợp tác một cách hiệu quả. Đó cũng là biển Đông trong Tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mới được ASEAN thông qua. 

Thứ hai, cần nhìn nhận có sự liên thông giữa lục địa và đại dương và giữa các vùng biển với nhau. Các vùng biển và đại dương được nhìn nhận là một thể thống nhất và là sự kéo dài của các lục địa. Theo đó, Hội thảo năm nay sẽ có 6 phiên bàn tròn song song để bàn về các hợp tác biển và các diễn biến ở các vùng biển khác,không chỉ riêng biển đông mà còn có gồm có biển Hoa Đông, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các vùng địa cực.

Thứ ba, các cuộc thảo luận được thiết kế theo hướng thực tiễn hơn, khuyến khích sự tham gia sâu rộng hơn của giới hoạch định và thực thi chính sách. Các quan chức chính phủ các nước có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời tiếp nhận trực tiếp các ý tưởng và sáng kiến của giới học giả. 

Nói cách khác, Hội thảo Biển Đông lần thứ 11 sẽ đóng vai trò cầu nối tốt hơn nữa giữa kênh chính thức (Kênh I) và kênh bán chính thức (Kênh II) nhằm tìm ra các biện pháp có tính sáng tạo nhằm thúc đẩy hòa bình, hợp tác ở Biển Đông.

Điểm nhấn đặc biệt là Hội thảo năm nay được tổ chức trong không khí kỷ niệm 25 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực và 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước. Nhân dịp này, Hội thảo dành riêng một phiên để kiểm điểm quá trình hình thành và tầm quan trọng của văn bản được coi là Hiến chương của Đại dương sau một phần tư thế kỷ có hiệu lực.

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.