Úc trước nguy cơ bị xoá sạch thành tích chống COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Cảnh sát đi tuần trong nhà ga trung tâm ở Sydney trong đợt phong toả đang được áp dụng. (Ảnh: Reuters)
Cảnh sát đi tuần trong nhà ga trung tâm ở Sydney trong đợt phong toả đang được áp dụng. (Ảnh: Reuters)
TPO - Sau hơn một năm rưỡi đối phó thành công với đại dịch, Úc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng COVID-19 tồi tệ nhất.

Các chuyên gia nói rằng đợt phong toả ở thành phố lớn nhất của nước này cần phải được đẩy mạnh để ngăn nguy cơ xoá sạch thành tích chống dịch bệnh và đe doạ những khu vực khác của cả nước.

Sydney đã bị phong toả gần 2 tháng, nhưng các biện pháp hạn chế nhìn chung vẫn lỏng lẻo hơn đợt phong toả đã giúp Melbourne chiến thắng đợt bùng phát năm ngoái. Số ca mắc mỗi ngày tăng từ con số 12 hôm 26/6 lên khoảng 350 trong mấy ngày qua.

Tình hình này đang khiến Úc trở thành một trong những quốc gia có dịch nghiêm trọng nhất thế giới. Một nửa trong tổng số 26 triệu dân nước này đang phải sống trong cảnh bị hạn chế, nhưng biến chủng Delta vẫn lây lan rộng hơn ra các thành phố và khu vực cách xa hàng trăm kilomet.

Ngày 12/8, Canberra trở thành nơi mới nhất áp lệnh phong toả sau khi phát hiện 1 ca mắc.

Thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian đang chịu áp lực từ các lãnh đạo và chuyên gia y tế về việc phải thắt chặt quy định giãn cách để khống chế dịch bệnh, sau khi chính sách duy trì nền kinh tế tương đối mở trong khi vẫn khống chế dịch bệnh mà bà áp dụng tỏ ra không phù hợp với tính chất lây lan nguy hiểm của biến chủng Delta.

Dù người dân ở Sydney, thủ phủ bang New South Wales, và các khu vực khác được yêu cầu không rời khỏi nhà trừ khi có việc không thể tránh khỏi, nhưng vẫn có danh sách dài ngoại lệ để người dân ra ngoài tập thể dục hoặc làm việc quan trọng.

Raina MacIntyre, giáo sư về an toàn sinh học tại ĐH New South Wales, cho rằng New South Wales cần thay đổi cách làm vì virus tiếp tục lây lan và đang gây nguy hiểm cho phần còn lại của đất nước.

GS MacIntyre cho rằng cách duy nhất để khống chế dịch bệnh ở Sydney là ban lệnh giới nghiêm vào ban đêm ở Sydney, hạn chế số cửa hàng bán lẻ được phép mở cửa, và đặt thành phố trong “vòng tròn thép” để bảo đảm người dân không thể ra ngoài, như cách Melbourne thực hiện năm ngoái.

Những nước khác như Trung Quốc và Singapore cũng đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan với chiến lược không COVID-19. Với biến chủng Delta lây lan nhanh hơn chủng ban đầu, chính phủ những nước này vẫn cần thắt chặt hạn chế để giảm số ca mắc và xoá sổ virus. Nhưng người dân đã quá mệt mỏi sau khi trải qua 18 tháng trời phong toả và cách ly.

Chương trình tiêm chủng chậm chạp của Úc là trở ngại lớn nhất trên lộ trình nước này tiến đến bình thường hóa lâu dài và mở cửa đi lại quốc tế. Mới có 36,2% dân Úc được tiêm một mũi vắc-xin, thuộc nhóm có tỷ lệ thấp nhất trong số các nước pháp triển, theo số liệu thống kê của Bloomberg.

Ngoài ra còn có lo ngại rằng việc phân cấp hạn chế ở những khu vực khác nhau của Sydney sẽ gây bất ổn xã hội. Một số khu vực ở phía nam và tây Sydney bị dịch bệnh tấn công nặng nhất, là những nơi có sự đa dạng văn hoá cao hơn và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội hơn, và cũng đang bị hạn chế nghiêm ngặt hơn các khu vực ngoại ô phía bắc và phía đông giàu có.

Sự mất niềm tin vào chính quyền còn xuất phát từ việc binh lính được điều đi tuần ở những khu vực nghèo hơn đó để hỗ trợ cảnh sát thực thi quy định phong toả.

Thủ hiến Berejiklian đang bị các chuyên gia y tế chỉ trích vì không phong toả Sydney sớm hơn sau khi biến chủng Delta xâm nhập thành phố này từ một người lái xe limousine đã tiếp xúc với phi hành đoàn quốc tế mang bệnh. Nhưng bà khẳng định rằng những biện pháp hiện nay đã là cứng rắn nhất ở Úc, và tình hình lây lan hiện nay là do tính chất nguy hiểm của biến chủng Delta và một bộ phận người dân không tuân thủ quy định.

Thủ tướng Scott Morrison hứa hẹn rằng tất cả người trưởng thành sẽ được tiêm vắc-xin vào cuối năm nay, nhưng hôm qua ông nói rằng không có cách nào khách ngoài việc thực thi quy định ở nhà một cách chặt chẽ nếu cần thiết.

“Ngăn chặn và tiêm chủng – chúng ta đang ở giai đoạn này”, ông Morrison nói trước Quốc hội, chỉ vài giờ trước khi thủ đô Canberra bước vào đợt phong toả đầu tiên sau hơn 1 năm.

“Dù ở châu Âu, Hà Lan, Singapore, Nhật Bản hay các nước khác, khi họ chuẩn bị mở cửa thì biến chủng Delta lại khiến họ phải thay đổi quan điểm”, ông Morrison nói.

Theo Bloomberg
MỚI - NÓNG
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.