U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương

Tưởng như “cơn ác mộng” tàu ngầm U-boat đã kết thúc cũng với phát xít Đức, thế nhưng ít ai biết rằng một thế hệ khác đã được sinh ra hơn 20 năm sau đó.
U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 1

Một trong những loại vũ khí reo rắc nỗi kinh hoàng nhất trên Đại Tây Dương suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 tàn khốc là tàu ngầm U-boat. Sự đáng sợ của U-boat được chính các chính trị gia đồng minh phải đau đớn thừa nhận. Thủ tướng Anh Winston Churchill đã viết "Điều duy nhất khiến tôi kinh sợ trong suốt cuộc chiến là hiểm họa U-Boat". Thực vậy, hạm đội tàu ngầm U-boat của Đức phát xít trong CTTG 2 ước tính khoảng 800-900 chiếc đã đánh chìm 3.500 tàu đồng minh (chủ yếu là tàu vận tải), hơn 30.000 thủy thủ thiệt mạng.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 2

Sau khi phát xít Đức bị đánh bại, nước Đức bị chia làm hai: Đông Đức và Tây Đức. Tưởng như lực lượng tàu ngầm U-boat ghê gớm sẽ đặt dấu chấm hết từ đây. Tuy nhiên, không lâu sau đó, năm 1955, Hải quân Tây Đức được Mỹ-Anh cho phép xây dựng lực lượng hải quân nhỏ và sở hữu tàu ngầm. Đến đầu những năm 1960, nước Đức được phát tái thiết kế và chế tạo tàu ngầm nhưng chỉ được đóng những tàu loại nhỏ dưới 500 tấn. Dẫu vậy, thế là đủ để người Đức nhen nhóm trở lại một trong những lớp tàu ngầm đáng sợ nhất thế giới.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 3

Năm 1967, thành quả đầu tiên đã ra đời - tàu ngầm động cơ điện - diesel Type 205 - lớp tàu ngầm U-boat đầu tiên của Đức được sản xuất hàng loạt sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Thiết kế đầu tiên là Type 201 nhưng bị coi là một thất bại.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 4

13 chiếc Type 205 đã được nhà máy Howaldtswerke chế tạo cho Hải quân Tây Đức và Đan Mạch. Loại tàu này có lượng giãn nước 500 tấn khi lặn, dài 43,9m, rộng 4,6m, tầm hoạt động khi lặn là 422km với tốc độ 4 hải lý/h, lặn sâu tối đa 100m.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 5

Lớp tàu U-boat Type 205 được trang bị tới 8 ống phóng ngư lôi 533mm bố trí ở trước và đuôi tàu. Số lượng, cách bố trí ống phóng ngư lôi của Type 205 mang dáng dấp các tàu ngầm U-boat trong CTTG 2.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 6

Nối tiếp sự thành công của Type 205, năm 1971, Hải quân Tây Đức đưa vào trang bị tàu ngầm nhỏ Type 206 sử dụng thép đặc biệt có khả năng đối phó với thiết bị phát hiện từ tính lạ và thủy lôi từ trường. Đã có tới 18 chiếc được chế tạo từ năm 1968-1975, hiện vẫn còn hai chiếc hoạt động trong Hải quân Colombia.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 7

Type 206 có lượng giãn nước khi lặn 498 tấn, dài 48,6m, lặn sâu tối đa hơn 200m, bơi liên tục khi lặn 420km ở tốc độ 4 hải lý/h, thủy thủ đoàn 23 người.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 8

So với Type 205, Type 206 trang bị nhiều hệ thống sonar hiện đại cùng hệ thống tác chiến điện tử, vũ khí có 8 ống phóng ngư lôi 533mm với các loại ngư lôi và thủy lôi.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 9

Đầu những năm 1970, người Đức phát triển và chế tạo hàng loạt mẫu tàu ngầm tấn công Type 209 phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Đó là một thiết kế thành công, 13 quốc gia đã mua đến 61 tàu ngầm U-boat 209 từ năm 1971 đến 2008, vượt xa số lượng tàu ngầm Kilo xuất khẩu.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 10

Đặc biệt, Type 209 cũng là tàu ngầm đầu tiên của nước Đức sau CTTG 2 có lượng giãn nước lên tới hơn 1.000 tấn, tùy phiên bản khách hàng yêu cầu, lượng giãn nước khi lặn lên đến 1.800 tấn, dài 64,4m, lặn sâu đến 500m, thủy thủ đoàn 36 người. Đặc biệt 8 ống phóng ngư lôi 533mm có thể triển khai cả tên lửa hành trình Harpoon.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 11

Phải sang đến thế kỷ 21, nước Cộng hòa Liên bang Đức mới tự chế tạo thêm một tàu ngầm U-boat mới cho nước này đối phó với những mối đe dọa mới. Đó là lớp tàu ngầm phi hạt nhân Type 212 được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP). Hiện nước Đức đã có trong tay 6 tàu ngầm loại này.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 12

Tàu ngầm Type 212 có lượng giãn nước khi lặn lên tới 1.830 tấn, dài 56m, thủy thủ đoàn 27 người chứng tỏ tính tự động hóa rất cao. Việc trang bị hệ thống đẩy AIP cho phép con tàu hoạt động liên tục dưới mặt nước từ 3-12 tuần, vượt xa thiết kế Kilo 636 của Hải quân Nga. Giảm độ ồn của Type 212 cũng được đánh giá cao nhờ ứng dụng hàng loạt công nghệ vật liệu.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 13

Trên cơ sở Type 212, người Đức đã phát triển phiên bản tàu ngầm U-boat mới phục vụ xuất khẩu, được định danh là Type 214. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có ba nước đặt mua tổng cộng 17 chiếc, trong đó có 9 chiếc đã hoàn thiện, 7 chiếc đã đưa vào sử dụng trong Hải quân Hy Lạp và Hàn Quốc, đơn giá một chiếc ước tính 330 triệu USD.

U-boat - Đội tàu ngầm reo rắc nỗi sợ trên Đại Tây Dương ảnh 14

Tàu ngầm Type 214 có lượng giãn nước khi lặn 1.860 tấn, dài 65m, thủy thủ đoàn 27 người, lặn sâu đến 400m, hỏa lực có 8 ống phóng ngư lôi với 8 ngư lôi 533mm và 4 tên lửa hành trình Harpoon.

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG
22 nam thanh nữ tú vào chung kết Sinh viên thanh lịch 2024
22 nam thanh nữ tú vào chung kết Sinh viên thanh lịch 2024
TPO - Trải qua các vòng sơ khảo và bán kết, cuộc thi Sinh viên thanh lịch năm 2024 đã lựa chọn được 22 thí sinh vào tranh tài trong vòng chung kết. Đây là những gương mặt nổi bật nhất trong số 200 sinh viên đến từ 40 trường cao đẳng, đại học, học viện trên cả nước.