Tỷ giá đi ngang, vàng chịu sức ép giảm giá

Ảnh minh họa nguồn internet.
Ảnh minh họa nguồn internet.
TPO - Mở phiên giao dịch đầu tuần, sáng nay (15/6), giá vàng trong nước và tỷ giá USD tại các ngân hàng tiếp tục ổn định. Giới chuyên gia và nhà đầu tư nhận định giá vàng sẽ giảm trong tuần này.

Thời điểm 8h30, tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 34,7 – 34,73 triệu đồng/lượng (mua – bán), bằng giá cuối tuần trước.

Cùng thời điểm tại thị trường TP.HCM, Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 34,68 – 34,74 triệu đồng/lượng (mua – bán), bằng giá cuối tuần trước.

Trên thế giới, giá vàng bán ra sáng nay cũng đi ngang, hiện bán ra ở mức 1.182 USD/oz, bằng giá cuối tuần qua

Như vậy, vàng trong nước vẫn cao hơn vàng thế giới khoảng 3,5 triệu đồng mỗi lượng (quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng).

Theo khảo sát của trang Kitco với các chuyên gia và nhà đầu tư, 47% cho rằng giá sẽ giảm trong tuần này, 25% nhận định giá tăng và 15% dự báo giá đi ngang hoặc quyết định đứng ngoài thị trường.

Giới chuyên gia cho rằng, rủi ro lớn nhất với thị trường vàng là phiên họp của Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC) thuộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuần này. FED sẽ tái khẳng định quan điểm thắt chặt và có thể bàn chuyện tăng lãi suất vào tháng 6. Việc này sẽ gây sức ép lên vàng và đẩy giá USD tăng.

Trên thị trường tỷ giá, tỷ giá USD đã ổn định trở lại. Cụ thể, hiện Ngân hàng Vietcombank niêm yết ở mức 21.770 – 21.830 đồng/USD (mua – bán), bằng tỷ giá cuối tuần qua.

Ngân hàng ACB hiện niêm yết ở mức 21.750 – 21.830 đồng/USD (mua – bán).

Trên thị trường dầu thô, giá dầu thô thế giới tiếp tục giảm. Cụ thể, dầu Brent hiện ở mức 63,87 USD/thùng (giảm 1,24 USD), dầu WTI hiện ở mức 59,96 USD/thùng (giảm 0,81 USD).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.