> Cô gái Hà Lan với việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, trong thời gian qua, cục này đã xác định ở Thanh Hóa và một số tỉnh khác hiện tượng lạm dụng hóa chất Ethephon (là hoạt chất để kích thích ra hoa, chín quả) để bảo quản thịt diễn ra phổ biến.
Sau đó, cục này đã có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm việc lạm dụng chất bảo quản thực phẩm nông lâm thủy sản. Cũng theo ông Tiệp đầu tháng 10 tới, Cục sẽ lập các đoàn thanh tra ATTP ở các địa phương trọng điểm ở cả ba miền.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Bảo vệ thực vật cho hay, từ ngày 1-7, khi luật ATTP có hiệu lực tới nay, cơ quan kiểm dịch đã lấy 146 mẫu để kiểm tra về ATTP (hàng nguồn gốc thực vật nhập từ 36 nước) trong đó đã phân tích được 131 mẫu và phát hiện được 18 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.
Tuy nhiên, theo ông Hồng, 18 mẫu trên, dư lượng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Về thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc, ông Hồng cho biết, tất cả các loại thuốc nhập về Việt Nam đều được kiểm tra, khi đạt tiêu chuẩn mới được nhập vào, không đạt sẽ bắt tái xuất, hoặc tái chế. Sắp tới, cục này sẽ tăng cường kiểm tra ở các cửa khẩu tại Lào Cai, Lạng Sơn và Móng Cái.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương lo ngại: “Nhiều hóa chất độc hại cho các loại nông sản nước ta xuất xứ từ các cửa khẩu, trong đó có khu vực cửa khẩu với Trung Quốc. Có những chất bảo quản, hoa quả đến 1-2 tháng sau vẫn tươi. Những chất cấm, độc hại này được nhập qua đường buôn bán biên mậu, nhập lậu”.
Vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói: “phải quy tìm tận cùng hóa chất này. Từ một cái vỏ bao, rồi tìm ra cửa hàng, nhà máy sản xuất. Khi phát hiện, yêu cầu họ phải thu hồi toàn bộ sản phẩm, gây thiệt hại cho dân phải đền bù”.